SOA sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã kéo theo không ít những phần mềm ra đời hỗ trợ cho con người có một cuộc sống tiện nghi hơn. Các phần mềm này thay đổi không ngừng và và người dùng cần biết cách kiểm soát chúng. SOA chính là giải pháp để thực hiện điều đó.
Vậy, SOA là gì, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những điều cơ bản nhất về SOA, cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé!
1. Mô hình SOA là gì?
SOA hay Service – Oriented Architecture là một thuật ngữ được hiểu nôm na là kiến trúc hướng dịch vụ. Nơi đây tập hợp mọi dịch vụ được kết nối “mềm dẻo” với nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có giao tiếp và được định nghĩa độc lập, rõ ràng với nền tảng hệ thống.
Có thể nói, SOA thuộc một cấp độ cao hơn ở phát triển ứng dụng, nó chú trọng nhiều đến quy trình nghiệp vụ. Đồng thời dùng chính giao tiếp chuẩn của mình nhằm che đi sự phức tạp kỹ thuật bên dưới. Nói theo một cách dễ hiểu hơn, thì:
- SOA được định nghĩa là kiểu kiến trúc trong phần mềm bao gồm nhiều thành phần đơn lẻ. Chúng tập trung lại và tạo thành những dịch vụ, mỗi dịch vụ thực hiện một nhiệm vụ, quy trình khác nhau.
- Sự tập hợp những thành phần được kết nối qua cổng giao tiếp, chúng có tính kế thừa các thành phần đang tồn tại. Chúng tương tác với nhau mà không cần quan tâm đến việc mình được phát triển trên nền tảng công nghệ nào. Điều này có tác dụng giúp hệ thống mở rộng hơn và tích hợp một cách dễ dàng.
Thực tế, các doanh nghiệp sẽ không dậm chân tại chỗ mà đòi hỏi phải có sự thay đổi. Đôi khi, sự thay đổi phải ngày càng nhanh, đến mức các cấu trúc ứng dụng truyền thống của doanh nghiệp không thể giải quyết được. Thì lúc này, SOA sẽ đáp ứng, trợ giúp cho hoạt động doanh nghiệp linh hoạt hơn, hiệu quả hơn.
Từ góc độ doanh nghiệp, có thể coi SOA là phương pháp tái cấu trúc hạ tầng thông tin trong doanh nghiệp. Với SOA, mọi tổ chức kinh doanh đều có quyền nghĩ đến việc sẵn sàng chuyển mình.
2. Ưu và nhược điểm của mô hình kiến trúc hướng dịch vụ – SOA là gì?
SOA là gì mà có khả năng cắt giảm chi phí, quản lý linh hoạt, tiết kiệm thời gian hiệu quả cho doanh nghiệp?
Dưới đây là một số ưu điểm của việc phát triển mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA:
- SOA có khả năng tái sử dụng và phát triển các phần mềm đang hiện hữu mà không cần đổi mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được công sức cũng như chi phí đầu tư. Khách hàng cũng không tốn kém thêm về tài chính.
- Mô hình này sở hữu tính linh hoạt cao, mở rộng kết nối và tích hợp hiệu quả. Đối với những dịch vụ không thể tái sử dụng được nữa, nhờ SOA bạn có thể đưa ra nhiều giá trị hơn. Chúng sẽ đảm bảo hệ thống trong công nghệ thông tin được hoàn chỉnh dễ dàng, nhanh chóng.
- SOA giúp tiết kiệm thời gian làm việc và tăng năng suất cho nhân sự. Nhất là thời gian kiểm thử và tích hợp nhiều thành phần tương thích trong quá trình xây dựng hệ thống mới. Bên cạnh đó, bằng khả năng tái sử dụng, các lập trình viên đã có sẵn kiến thức sẽ nâng cao hiệu suất làm việc tốt hơn.
3. Các công cụ kiểm thử SOA
Có nhiều công cụ kiểm thử SOA hiệu quả mà bạn có thể sử dụng.
Có rất nhiều công cụ để kiểm thử SOA, đây là những lựa chọn tốt nhất về tính chính xác và tạo năng suất cao:
- Công cụ SoapUI: Đây là một công cụ miễn phí dùng để thử nghiệm các dịch vụ trong Website. Chúng có khả năng thực hiện kiểm tra hiệu suất, kiểm tra tốc độ tải, các chức năng Web…
- Apache Jmeter: Công cụ này thuộc hình thức Open Source có tính năng phân tích hiệu suất của lời gọi SOAP.
- JProfiler: Có ích trong việc ngăn chặn hoặc phát hiện sự rò rỉ bộ nhớ, có thể phát hiện vấn đề trong quá trình thực hiện.
- Công cụ thử nghiệm HP: Có thể kiểm tra chức năng, hỗ trợ UI và chia sẻ những dịch vụ thử nghiệm với HP QC.
Vậy, cuối cùng, lợi ích thiết thực và dễ nhận thấy của SOA là gì?
4. Lợi ích khi áp dụng mô hình kiến trúc SOA
Mô hình kiến trúc dịch vụ SOA mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ có rất nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng của các doanh nghiệp. Cụ thể, có thể kể những lợi ích cơ bản như sau:
- Giảm thiểu đáng kể những chi phí trong quá trình sử dụng, chi phí bảo hành hệ thống cũng thấp hơn.
- Hạn chế tối đa những yêu cầu về kỹ năng và đào tạo nhân viên mỗi khi phát triển phần mềm mới.
- Quy trình phát triển, quản lý kinh doanh đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Nâng cao vị thế của công ty trong ngành công nghệ thông tin cũng như trên thị trường đầy tính cạnh tranh.
Trên đây là những chia sẻ của Mắt Bão về mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA là gì. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích và mang lại cho bạn thêm nhiều thông tin thú vị, giúp bạn nắm được tầm quan trọng của SOA đối với sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.