Software là gì? Software là một thuật ngữ chung cho các loại chương trình khác nhau được sử dụng để vận hành máy tính và các thiết bị liên quan. Mặc dù là một khái niệm khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa biết Software là gì và Software dùng để làm gì. Chính vì thế mà Webdoctor.vn sẽ giới thiệu đến bạn Software là gì và Software được sử dụng như thế nào.
Software là gì?
Software hay còn được gọi là phần mềm của một máy tính, một phần thiết yếu và không thể thiếu được trong máy tính. Vậy Software là gì? Software là một tập hợp của các câu lệnh hay chỉ thị nó, được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau theo một trật tự xác định. Software ra đời nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng của một vấn đề cụ thể nào đó.
Xem thêm:
- Email marketing là gì ? Nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
- Visual Storytelling là gì? Cách để áp dụng vào các chiến dịch Marketing
So với phần cứng là phần không thể thay đổi được thì phần mềm hay Software có thể được coi là phần biến của máy tính. Software được chia thành hai phần, đó là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Trong đó phần mềm hệ thống bao gồm hệ điều hành và bất kỳ chương trình nào hỗ trợ phần mềm ứng dụng còn phần mềm ứng dụng là chương trình làm người dùng làm việc trực tiếp quan tâm.
Đặc điểm của software là gì?
- Trước đây, để tạo ra chương trình máy tính người ta phải làm việc trực tiếp với các con số 0 hoặc 1 (sử dụng hệ số nhị phân), hay còn gọi là ngôn ngữ máy. Công việc này vô cùng khó khăn, chiếm nhiều thời gian, công sức và đặc biệt dễ gây ra lỗi.
- Để khắc phục nhược điểm này, người ta đề xuất ra hợp ngữ, một ngôn ngữ cho phép thay thế dãy 0 hoặc 1 này bởi các từ gợi nhớ tiếng Anh. Tuy nhiên, cải tiến này vẫn còn chưa thật thích hợp với đa số người dùng máy tính, những người luôn mong muốn các lệnh chính là ý nghĩa của các thao tác mà nó mô tả.
- Vì vậy, ngay từ những năm 1950, người ta đã xây dựng những ngôn ngữ lập trình mà câu lệnh của nó gần với ngôn ngữ tự nhiên. Các ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
- Chương trình máy tính thường được tạo ra bởi con người, những người này được gọi là lập trình viên, tuy nhiên cũng tồn tại những chương trình được sinh ra bởi các chương trình khác.
Phần mềm ứng dụng bao gồm những loại nào?
- Phần mềm trình bày
- Phần mềm theo ngành cụ thể
- Phần mềm năng suất, bao gồm các trình xử lý văn bản, các bảng tính và các công cụ để sử dụng bởi hầu hết người dùng máy tính
- Phần mềm CAD / CAM
- Ứng dụng khoa học chuyên ngành
- Phần mềm đồ họa cho các nhà thiết kế đồ họa
Quá trình tạo ra một phần mềm
Về mặt thiết kế:
- Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm làm ra, người thiết kế phần mềm sẽ ít nhiều dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý muốn (chẳng hạn như là các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các mã giả), sau đó mẫu này được mã hóa bằng các ngôn ngữ lập trình và được các trình dịch chuyển thành các khối lệnh (module) hay và các tệp khả thi.
- Tập họp các tệp khả thi và các khối lệnh đó làm thành một phần mềm. Thường khi một phần mềm được tạo thành, để cho hoàn hảo thì phần mềm đó phải được điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu thiết kế cho đến khâu tạo thành phiên bản phần mềm một số lần. Một phần mềm thông thường sẽ tương thích với một hay vài hệ điều hành, tùy theo cách thiết kế, cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng.
Xem thêm:
- 6 phần mềm thiết kế logo miễn phí bạn không thể bỏ qua
- Vai trò và trách nhiệm của cố vấn Marketing
Software là gì?
Sản xuất và phát triển:
Việc phát triển và đưa ra thị trường của một phần mềm là đối tượng nghiên cứu của bộ môn kỹ nghệ phần mềm hay còn gọi là công nghệ phần mềm (software engineering). Bộ môn này nghiên cứu các phương pháp tổ chức, cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, vòng quy trình sản xuất, cùng với các mối liên hệ với thị trường, cũng như liên hệ giữa các yếu tố này với nhau. Tối ưu hóa quy trình sản xuất phần mềm cũng là đối tượng được cứu xét của bộ môn.
Tóm lại, chúng ta đã hiểu được bản chất Software là gì cũng như những đặc điểm và quá trình tạo ra software như thế nào. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc gặt hái được nhiều thành công.