Chắc chắn mọi người đã từng “chạm mặt” 2 chức danh thường thấy nhất trong nhiều bộ phận là Specialist và Generalist và thắc mắc liệu Specialist là gì, generalist là gì? Làm cách nào để phân biệt 2 vị trí này trong thị trường nhân sự hiện nay?
Chắc chắn mỗi vị trí sẽ có những nhiệm vụ, lợi thế và khó khăn riêng trong công việc mà bạn cần nắm vững nếu đang quan tâm và muốn phát triển sự nghiệp. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Specialist là gì?
Specialist (chuyên viên) được hiểu là người làm ở vị trí chuyên sâu trong các lĩnh vực công việc hoặc ngành nghề. Tính chất công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định nên những người làm vị trí Specialist phải có kiến thức sâu, kỹ năng bài bản và tay nghề vững ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Phạm trù hiểu biết của những nhân sự thuộc vị trí này thường được mở rộng thông qua quá trình làm việc, không ngừng nghiên cứu và đào sâu về lĩnh vực công việc trọng tâm mà mình đang theo đuổi. Đây được hiểu là phát triển theo chiều dọc.
Generalist là gì?
Generalist (Tổng quát viên) lại bao hàm tính chất công việc đa dạng, hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực. Những người làm ở vị trí Generalist là những người có góc nhìn ở vị trí bao quát, tổng thể với phạm vi hoạt động trong công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Generalist thường định hướng phát triển sự nghiệp theo chiều ngang với cái nhìn mang tính toàn diện, rộng lớn.
Phân biệt giữa vị trí Specialist và Generalist
Đặc điểm nghề nghiệp của Specialist và Generalist hiện nay
Specialist
- Là những người được đào tạo chuyên sâu, có vốn kiến thức và am hiểu sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể.
- Những người làm việc trong thời gian rất lâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực.
- Có kỹ năng nghề nghiệp vượt trội, có thể hoàn thành xuất sắc mọi công việc đòi hỏi độ chuyên môn cao.
- Chủ yếu làm những việc thiên về chuyên môn liên quan đến phát huy sức mạnh trí óc. Vì thế, thường được công nhận là những chuyên gia hoặc người rất giỏi trong công việc đang làm.
- Được cấp giấy chứng nhận và bằng khen tương ứng với khả năng chuyên môn.
Generalist
- Là những người sở hữu nhiều kỹ năng xử lý tốt đa mảng công việc mà họ đang đảm nhiệm.
- Am hiểu và có kiến thức tổng quát về nhiều vị trí công việc hay lĩnh vực, nhưng không chuyên sâu như Specialist.
- Kinh nghiệm làm việc đa dạng với tính sáng tạo cao, nhiều ý tưởng phù hợp với những giai đoạn biến động trong công việc.
- Phương pháp làm việc khoa học với khả năng dự đoán và xử lý tình huống tốt, kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.
Chiều phát triển sự nghiệp của vị trí Specialist và Generalist
Trong hành trình phát triển sự nghiệp, Specialist sẽ phát triển theo chiều dọc còn Generalist phát triển theo chiều ngang.
Specialist – Phát triển theo chiều dọc: Không ngừng đào sâu, nghiên cứu và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Mục đích để con đường thăng tiến sự nghiệp được thuận lợi khi nâng cao trình độ chuyên môn tỷ lệ thuận với mức lương và chức vị trong công việc.
Generalist – Phát triển theo chiều ngang: Không ngừng trải nghiệm để khám phá được mình thực sự phù hợp với lĩnh vực công việc nào, do tính chất linh hoạt khi có thể chuyển đổi vị trí công việc đa dạng dựa theo nguồn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cần phải xây dựng định hướng công việc thật khoa học và cần dành thời gian tìm hiểu để tránh ảnh hưởng đến lộ trình phát triển sự nghiệp cũng như mức thu nhập và cơ hội thăng tiến.
Lợi thế khi làm việc tại vị trí Specialist và Generalist
Specialist
Những người làm vị trí Specialist thường có kỹ năng thành thạo, kiến thức uyên bác và kinh nghiệm chuyên môn cho duy nhất một lĩnh vực nhất định. Vì thế công việc của các Specialist thường mang tính cố định, khó bị thay thế. Đây là vị trí hàng đầu được các doanh nghiệp săn đón. Tiếng nói của các Specialist luôn có giá trị trong doanh nghiệp và những người này thường trở thành những đầu tàu cho doanh nghiệp.
Generalist
Những người làm ở vị trí Generalist luôn sở hữu vốn kiến thức, kinh nghiệm, và kỹ năng tổng quát, đây chính là trụ cột sức mạnh giúp các Generalist trở thành người đa nhiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ có thể làm nhiều công việc khác nhau cùng lúc khi nắm chắc nhiều thông tin và phát triển kỹ năng liên quan đến mảng công việc họ phụ trách.
Xem thêm: Multitasking skill – Có nên trở thành người làm việc đa nhiệm?
Đặc biệt, các Generalist là những người sở hữu khả năng nắm bắt và quan sát toàn cảnh khi dự đoán trước các vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra hướng giải quyết mang tính bao quát, rộng lớn.
Các Generalist còn có khả năng kết nối và thích nghi dễ dàng với nhiều lĩnh vực để tạo nên nguồn ý tưởng đột phá trong công việc. Nhờ đó, con đường sự nghiệp của những người làm vị trí Generalist luôn đa dạng, thú vị khi có cơ hội được làm việc đa mảng. Với khả năng chuyển đổi linh hoạt này, các Generalist luôn thích nghi dù thị trường có thay đổi như thế nào đi nữa.
Thách thức khi làm việc tại vị trí Specialist và Generalist
Specialist
Những người làm ở vị trí Specialist chỉ có thể tìm kiếm việc làm trong duy nhất một lĩnh vực mà họ am hiểu. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tuyển một vài vị trí Specialist, vì thế, vị trí này đòi hỏi bạn phải nâng cao năng lực cốt lõi để để cạnh tranh với những nhân tài khác. Hơn nữa, do vị trí công việc mang tính cố định, chỉ tập trung một lĩnh vực nên cơ hội làm việc của các Specialist cũng khá giới hạn trong khuôn khổ nhất định. Để phát triển sự nghiệp thành công mà không bị nhàm chán, những Specialist phải trở thành chuyên gia nổi bật trong chính lĩnh vực hoạt động của mình.
Generalist
Con đường sự nghiệp của Generalist rộng lớn, không lo bị thất nghiệp nhưng lại bị bó hẹp bởi yếu tố chuyên môn. Vị trí Generalist có thể bị thay thế hoặc cắt giảm do không xác định vai trò cụ thể trong công việc.
Dù sở hữu kiến thức và kinh nghiệm đa ngành, cơ hội làm việc của các Generalist thường dàn trải ở nhiều vị trí trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức với các bạn khi mất thời gian xác định vị trí công việc phù hợp và khó định hướng con đường phát triển sự nghiệp thành công với vị trí Generalist.
Mức thu nhập của vị trí Specialist và Generalist
Với tính chất công việc của từng vị trí trong doanh nghiệp mà Special và Generalist sẽ có mức thu nhập tương xứng. Tuy nhiên, Specialist thường có mức lương khởi điểm khá cao do đảm đương những vị trí mũi nhọn yêu cầu mức độ chuyên môn trong công việc. Vị trí Generalist có mức thu nhập khởi điểm không cao, thấp hơn Specialist. Nhưng nếu không ngừng học hỏi nhiều lĩnh vực và mở rộng kỹ năng trong công việc để phát triển nghiệp vụ chuyên môn thì sẽ nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.
Định vị Specialist và Generalist hiện nay
Trong mỗi doanh nghiệp, tuy hai vị trí này chịu trách nhiệm khác nhau nhưng luôn tồn tại song song, phối hợp để thúc đẩy tiến độ công việc chung đạt kết quả tốt nhất. Specialist sẽ vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để xây dựng phương hướng triển khai chi tiết công việc. Còn Generalist đóng vai trò quản lý và chịu trách nhiệm điều phối, sắp xếp và quan sát tiến độ công việc dưới góc nhìn bao quát. Điều này sẽ tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh khi phối hợp ăn ý, giúp tập thể triển khai đúng kế hoạch, tối ưu hóa thời gian để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cơ hội phát triển sự nghiệp của Specialist và Generalist
Cùng với sự biến động của nền kinh tế, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải linh hoạt thay đổi để tồn tại và phát triển qua những giai đoạn quan trọng. Chắc chắn trong tương lai, Specialist và Generalist sẽ trở thành xu hướng công việc tất yếu với cơ hội phát triển sự nghiệp hấp dẫn.
Tùy vào năng lực, khả năng làm việc và tư duy mà Specialist có thể học hỏi thêm nhiều lĩnh vực và mở rộng kỹ năng công việc, phát triển đa mảng để trở thành một Generalist. Hoặc ngược lại, một Generalist cũng có thể nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực am hiểu để phát triển năng lực cốt lõi, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội trở thành Specialist.
Kết luận
Đối với những bạn trẻ đang định hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng Specialist là gì? Generalist là gì? Cách phân biệt 2 vị trí này trong công việc để chắc chắn rằng mình sẽ gắn bó với vị trí Specialist hay Generalist.
Quyết định lựa chọn vị trí làm việc luôn là một quyết định hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển sự nghiệp tương lai. Do đó, trước khi đưa ra quyết định làm việc ở vị trí Specialist chuyên sâu lĩnh vực cụ thể hay Generalist bao quát đa mảng, bạn cần hiểu và phân biệt những lợi thế và trở ngại của công việc tương ứng thế mạnh và điểm yếu vốn có của bản thân. Hy vọng bài viết Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên sẽ giúp các bạn định hướng rõ ràng vị trí công việc phù hợp, từ đó khai phá cơ hội thăng tiến trong chính lĩnh vực của mình!
Xem thêm: Manager là gì? Bật mí các kỹ năng cần có để thành Manager chuyên nghiệp