Supervisor Là Gì? Yêu Cầu Công Việc Của Vị Trí Supervisor – Glints

Supervisor là gì

Supervisor là gì? Đây là thuật ngữ chỉ những nhân viên đảm nhận vai trò giám sát trong mọi ngành nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được cụ thể công việc Supervisor làm gì cũng như những yêu cầu kĩ năng của supervisor.

Chính vì thế, Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ tường tận về Supervisor và có thể xác định xem liệu mình có phù hợp với vị trí này hay không.

Supervisor là gì?

Supervisor được gọi là người giám sát. Supervisor có nhiệm vụ đưa ra các quyết định hỗ trợ công việc giám sát và quản lý. Người giám sát cần làm việc trực tiếp với các nhân viên để đảm bảo được mục tiêu đề ra.

Những người giám sát đóng vai trò là cầu nối trực tiếp với khách hàng và nhân viên. Bên cạnh đó, supervisor còn có nhiệm vụ báo cáo với người quản lý những vấn đề hay xung đột và xem xét nó liệu đáng được quan tâm hay không để có thể đưa ra quyết định hành động cho phù hợp với mục tiêu.

Mô tả công việc của supervisor

Tùy theo quy mô hoạt động và những lĩnh vực khác nhau mà Supervisor sẽ có những tên gọi cụ thể và vai trò khác nhau:

  • Giám sát sản phẩm đã cung cấp, hàng hóa, theo dõi, ghi chép và báo cáo đầy đủ.
  • Giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên cấp dưới. Cụ thể là phân chia công việc, chia ca, đốc thúc nhân viên làm việc.
  • Giám sát tiến độ kinh doanh và công việc của bộ phận quản lý.
  • Theo dõi mọi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
  • Đưa ra phương án và xây dựng kế hoạch thúc đẩy tiến độ kinh doanh.
  • Tối ưu hóa hoạt động của các nhân viên và đảm bảo tiến độ làm việc của các nhân viên.
  • Báo cáo công việc kịp thời và chính xác với quản lý. Có trách nhiệm trong các hoạt động trong phạm vi quản lý, đảm bảo tiến độ hoạt động của công việc.
  • Có trách nhiệm hỗ trợ phục vụ khách hàng, đàm phán và trao đổi về hàng hóa. Luôn luôn có phản hồi tích cực và đưa ra các phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Phân biệt supervisor và manager

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng Glints khám phá những điểm khác biệt chính giữa supervisor và manager:

Quyền hạn

Manager là một vị trí cấp cao trong một công ty. Nhiệm vụ chính của manager là quản lý về việc phát triển liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và supervisor làm việc dưới sự chỉ đạo của họ. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều giám sát viên tùy theo quy mô của công ty.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất là supervisor là báo cáo và làm việc trực tiếp với manager, trong khi manager trực tiếp báo cáo với giám đốc, phó chủ tịch hoặc hội đồng quản trị của bộ phận.

Đọc thêm: BOD là gì? Tổng hợp kiến thức về Board Of Directors

Trách nhiệm

Các giám sát viên thực hiện các công việc hàng ngày để thúc đẩy sản xuất của nhân viên theo kịp tiến độ. Bên cạnh đó, các giám sát viên còn phải nắm rõ nhiệm vụ của nhân viên mà họ làm việc, khối lượng công việc đã hoàn thành cũng như hiệu suất thu về cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, manager có thể hướng dẫn người giám sát đánh giá hiệu suất cho từng nhân viên.

Thu nhập

Hiển nhiên, nhân viên đảm nhiệm vị trí manager trong công ty thường có mức lương cao hơn so với supervisor. Sự chênh lệch này do trách nhiệm của vị trí manager nặng hơn nhiều so với supervisor.

Tuy nhiên, vì người giám sát có vai trò chuyên biệt hơn đối với một bộ phận nhỏ các nhân viên họ giám sát, nên thu nhập của họ vẫn kiếm được mức lương cao hơn so với nhân viên thông thường do họ có nhiều trách nhiệm trong công việc hơn.

Mục tiêu

Vì ở hai vị trí khác nhau nên hiển nhiên những mục tiêu mà các nhà quản lý và giám sát cần đáp ứng sẽ có sự khác biệt.

Hiện tại, mục tiêu của người giám sát tập trung vào nội bộ, nói cách khác là họ cần phối hợp với các nhân viên trong bộ phận của mình để đảm bảo rằng họ đang theo đúng tiến độ hoàn thành công việc của mình.

Các yếu tố để làm người giám sát

Giao tiếp tốt

Vì tính chất công việc phải thường xuyên giao tiếp với các nhân viên, bao gồm cả cấp trên và cả cấp dưới, nên kỹ năng giao tiếp tốt là một yếu tố không thể thiếu ở người giám sát viên.

Vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp sẽ giúp thông tin công việc được trao đổi và truyền đạt một cách dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, việc giao tiếp cởi mở thường xuyên cũng sẽ giúp gắn kết các mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau.

Kỹ năng lập kế hoạch

Bên cạnh việc giao tiếp tốt thì kĩ năng lập kế hoạch cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nhiệm vụ của một giám sát viên là không hề nhỏ, họ phải đảm nhận rất nhiều công việc bao gồm từ quản lý nhân viên, quản lý hoạt động của nhân viên, điều phối cho đến việc giám sát hàng hóa,v.v.

Chính vì thế, xây dựng được một kế hoạch cụ thể có thể giúp định hướng công việc trở nên dễ dàng hơn cũng như tránh gặp sai sót.

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng quyết định cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Vì supervisor có nhiệm vụ dẫn dắt và giám sát một bộ phận nhỏ nhân viên nên đòi hỏi cần phải có những quyết định mang tính chính xác, hợp lý và đúng lúc để đảm bảo các vấn đề được xử lý ổn thỏa.

Kỹ năng interpersonal

Tính chất công việc của supervisor là quản lý và giám sát, do đó interpersonal hay còn gọi là kỹ năng quản lý là một kỹ năng không thể thiếu khi ngồi lên vị trí giám sát viên.

Yếu tố này sẽ hỗ trợ giám sát viên trong việc tổ chức và điều phối công việc. Đồng thời, sẽ giúp giám sát viên có thể dẫn dắt nhân viên trở thành một tập thể đoàn kết cũng như sở hữu khả năng khai thác thế mạnh và năng lực của các cấp dưới.

Đọc thêm: Interpersonal Skills Là Gì? Top 7 Interpersonal Skills Quan Trọng Nhất

Khả năng thích ứng linh hoạt

Với vị trí giám sát viên, tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ thể hiện được uy tín và năng lực làm việc của supervisor. Tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bao gồm cả khả năng thích ứng linh hoạt của giám sát viên.

Những sự cố hay tình huống bất ngờ là điều không thể tránh khỏi trong công việc, chính vì thế nếu supervisor có khả năng xử lý linh hoạt mọi việc thì không chỉ đem lại hiệu quả công việc cao mà đồng thời còn thể hiện được bộ mặt chuyên nghiệp của công ty.

Quản lý thời gian hiệu quả

Với vai trò là một supervisor, người giám sát phải luôn luôn đảm bảo công việc giám sát tiến độ công việc sao cho luôn được thực hiện đúng tiến độ. Đương nhiên, tình huống “ nước đến chân mới nhảy” là một điều không thể được xảy ra trong quá trình làm việc.

Chính vì thế, khả năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả là yếu tố vô cùng cần thiết vì chỉ như thế thì việc đốc thúc tiến độ công việc mới đảm bảo được hiệu quả.

Giải quyết xung đột

Dù ở bất cứ môi trường nào thì mâu thuẫn hay các sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc là điều không thể tránh khỏi. Trong tình huống này, các giám sát viên đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thế nào để xử lý ổn thỏa và dàn xếp các tranh chấp làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Vậy nên, để giải quyết mọi mâu thuẫn một cách thông minh thì không thể thiếu được kỹ năng xử lý tình huống.

Kỹ năng cố vấn

Cuối cùng là một kỹ năng không kém phần quan trọng: kỹ năng cố vấn. Vì supervisor là người trực tiếp làm việc với các nhân viên đồng thời báo cáo trực tiếp cho manager.

Chính vì thế, họ cần nắm rõ mọi khía cạnh của công việc và nhân viên đồng thời đưa ra cố vấn cho quản lý để có thể xây dựng được các kế hoạch vừa hợp lý lại có tính hiệu quả.

Đọc thêm: Mentor Là Gì? Tại Sao Bạn Cần Có Một Mentor?

Thu nhập của supervisor là gì?

Hiện nay, để đưa ra thu nhập phù hợp cho vị trí giám sát kinh viên thì phải xem xét đến nhiều yếu tố như trách nhiệm, kinh nghiệm và chuyên môn của từng cá nhân. Bên cạnh nguồn thu nhập chính là lương cứng, giám sát kinh doanh có thể gia tăng thu nhập thông qua các giao dịch kinh doanh và dự án bằng tiền hoa hồng.

Trong một số trường hợp, lương cứng có thế không cao bằng số tiền hoa hồng mà supervisor nhận được qua các dự án. Nhìn chung, một supervisor có mức lương trung bình dao động tùy thuộc theo từng vị trí nhất định:

  • Sale supervisor có mức lương nằm trong khoảng 7.000.000 VNĐ/tháng
  • Floor supervisor có mức lương dao động từ 7.000.000 VNĐ/tháng đến 15.000.000 VNĐ/ tháng
  • Production supervisor sở hữu mức lương dao động từ 15.000.000 VNĐ/ tháng đến 30.000.000 VNĐ/ tháng

Trên thực tế, thu nhập càng cao sẽ đồng nghĩa với việc là yêu cầu trách nhiệm, áp lực và hiệu suất trong công việc rất nặng và cao. Dù áp lực và trách nhiệm công việc cao, nhưng đây sẽ là vị trí đệm giúp cho bạn có thể thăng tiến trong công việc trong tương lai.

Lời kết

Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất Supervisor là gì và các yêu cầu công việc của vị trí người giám sát.

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về tính chất công việc của supervisor và bên cạnh đó các bạn theo đuổi ngành này cũng sẽ cơ hội làm việc và đồng hành cùng Glints.

Tác Giả