Support là gì có thể là khái niệm quen thuộc với một số người nhưng với đa số, đây vẫn còn là điều khó hiểu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này và cách sử dụng chúng trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau nhé.
Support là gì?
Support trong tiếng Anh có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Chúng ta có thể sử dụng linh hoạt từ này trong công việc cũng như cuộc sống để nhờ được trợ giúp hoặc đề nghị trợ giúp người khác về những việc mà họ hoặc chúng ta khó có khả năng tự lực hoàn thiện được.
Những trường hợp thường sử dụng từ Support
Support xuất hiện ở nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như hoạt động khác nhau. Ngoài ra chúng ta có thể gặp support trong những hoàn cảnh và mục đích đa dạng.
Support hay được chúng ta sử dụng như một động từ trong lời nói và văn viết khi giao tiếp với mọi người.
Ngoài ra support còn đi kèm với các danh từ chỉ nghề nghiệp ví dụ như IT Support thường thấy trong ngành công nghệ thông tin, Financial Support là vị trí trong ngành tài chính, Sales support xuất hiện trong mảng phát triển kinh doanh. Support ở đây là vị trí hỗ trợ, trợ lý cho các vị trí chính trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực lạ hơn có sự xuất hiện của support là âm nhạc và game. Các bạn có thể thấy, Support breath và support laryngeal muscle trong lĩnh vực âm nhạc được coi như là một chuẩn mực để đánh giá giọng hát và cách người hát vận dụng kỹ thuật hỗ trợ giọng của mình. Còn trong game, ta có Support Games chỉ một vị trí, vai trò mà trong đó người chơi đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho đồng đội góp phần quan trọng cho việc giành chiến thắng của cả đội.
Vai trò của Support trong các ngành nghề hiện nay
Trong phần lớn các ngành nghề, support đang chiếm vai trò khá quan trọng trong việc vận hành tổ chức, doanh nghiệp. Vì bất kỳ một vị trí chuyên môn nào cũng cần một vị trí hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện công việc. Ví dụ như vị trí Sales Support hay nhân viên hỗ trợ bán hàng là người chịu trách nhiệm hỗ trợ trợ giúp công việc bán hàng của nhân viên kinh doanh và chăm sóc khách hàng, cung cấp các tài liệu về sản phẩm và giải đáp thắc mắc. Công việc này nhằm mục đích giúp sự phát triển của doanh nghiệp tiến triển thuận lợi và mang lại hiệu quả bền vững. Một số nhiệm vụ thường thấy của vị trí này như nhắc nhở khách hàng, nhắc nhở nhân viên kỹ thuật, gửi báo cáo…
Mặc dù không đảm nhiệm các vị trí chuyên môn chính, nhưng như đã nói ở phần Support là gì, nhân viên Support vẫn có những đóng góp quan trọng. Họ góp phần vào công đoạn chuẩn bị và triển khai theo kế hoạch đã vạch ra được thuận lợi và đạt được kết quả như ý. Đây có thể là một vị trí không quá trọng yếu nhưng lại không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bán hàng.
Các công ty, doanh nghiệp sẽ không thể nào phát triển vững mạnh nếu như không có những nhân viên hỗ trợ khách hàng để giải đáp thắc mắc khi khách hàng gặp những vấn đề không hiểu, hay tư vấn cho khách hàng khi họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Hay đơn giản như chơi game thôi, bạn sẽ không thể nào chiến thắng nếu không có người hỗ trợ trong việc tiếp máu hay đánh công kích cùng với bạn, đặc biệt là những game mang tính đồng đội cao.
Các nhiệm vụ chính của nhân viên support là gì?
Đa phần các công việc của support về chuyên môn sẽ gần giống với vị trí mà họ hỗ trợ chính nhưng mang tính đa dạng và linh hoạt hơn.
Với Sales Support:
– Gọi điện và nghe điện thoại của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thắc mắc, xử lý các vấn đề phát sinh khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách;
– Cung cấp thông tin, tài liệu về sản phẩm hỗ trợ nhân viên bán hàng trong quá trình chào bán sản phẩm, dịch vụ;
– Báo cáo, tổng kết, soạn thảo các tài liệu, hợp đồng;
– Thông báo, liên hệ, nhắc nhở với nhân viên bán hàng và khách hàng khi có vấn đề phát sinh.
Tóm lại, là một Sales Supporter thì công việc của bạn gần giống với một nhân viên hành chính văn phòng. Mục đích là để hỗ trợ cho việc kinh doanh được đẩy mạnh, tăng lợi nhuận và củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của công ty, doanh nghiệp mình.
Với IT Support:
– Xác định các giải pháp phần cứng và phần mềm;
– Khắc phục sự cố kỹ thuật;
– Chẩn đoán và sửa chữa lỗi;
– Giải quyết các sự cố mạng;
– Cài đặt và cấu hình phần cứng và phần mềm;
– Thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận cần thiết;
– Hỗ trợ triển khai các ứng dụng mới;
– Cung cấp hỗ trợ dưới dạng tài liệu thủ tục;
– Thử nghiệm và đánh giá công nghệ mới;
– Tiến hành kiểm tra an toàn điện các thiết bị.
Thuận lợi và khó khăn khi làm nhân viên support là gì?
Thuận lợi:
– Bạn sẽ có dịp học hỏi các kiến thức và kỹ năng từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang hỗ trợ. Từ đó, có cái nhìn tổng quan hơn về nghề, có thêm kinh nghiệm để phát triển hơn.
– Việc trực tiếp trao đổi với khách hàng sẽ giúp bạn có được kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, lắng nghe và giải quyết vấn đề.
– Có cơ hội tìm hiểu về các công việc khác nhau, từ đó có thể đề xuất các ý tưởng mới để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Khó khăn:
– Vì là hỗ trợ đồng nghiệp, khách hàng nên nếu không khéo léo, bạn sẽ làm mất lòng mọi người. Cũng chính vì điều này mà đội nhóm sẽ mất đoàn kết, công ty có thể mất khách hàng và uy tín bị suy giảm.
– Thời gian làm việc sẽ không ổn định bởi vì bạn phải xử lý vấn đề bất cứ khi nào xảy ra. Và cũng có khi nhiều bộ phận cần hỗ trợ cùng lúc nên bạn cần sắp xếp thời gian và thuyết phục để mọi người có thể hợp tác cùng bạn.
Tố chất cần có của một nhân viên support là gì?
Vì phải trao đổi thông tin với nhiều bộ phận và bao gồm cả khách hàng nên nhân viên support cần phải có khả năng giao tiếp và thấu hiểu vấn đề của các bên tốt.
Hơn nữa họ cũng cần có khả năng xử lý các tình huống nhanh, linh hoạt. Để giải quyết ổn thỏa các vấn đề xảy ra đối với khách hàng cũng như giữa các bộ phận với nhau.
Tính độc lập, chủ động và tự giác cao là những yếu tố tối quan trọng để một nhân viên support làm tốt nhiệm vụ của mình mà không cần sự điều phối hay chỉ dẫn từ những vị trí khác.
Khả năng làm việc dưới áp lực là yêu cầu của tất cả các vị trí nhưng với vị trí liên quan đến support thì sẽ phải chịu áp lực từ nhiều phía khác nhau. Nên khả năng chịu nhiệt cũng cần cao hơn gấp nhiều lần.
Hiện tại, nhu cầu nhân sự ở lĩnh vực support đang khá cao. Nếu bạn mong muốn trở thành một nhân viên support, hi vọng các thông tin support là gì và các kỹ năng cần thiết cho vị trí này sẽ hữu ích với bạn.
Hà Phương