Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, thưởng trà không đơn thuần chỉ là thói quen mà dần trở thành một nét văn hóa, một bộ môn nghệ thuật. Không chỉ thể hiện sự tinh tế, tao nhã, sự tỉ mỉ trong từng thao tác. Vì vậy việc thưởng trà được người thể hiện sự tĩnh lặng, bình yên trong chính tâm hồn. Vậy thưởng trà là gì? Nghệ thuật thưởng trà có điểm khác biệt như thế nào tại các quốc gia?
Thưởng trà được biết đến và nổi tiếng tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Thể hiện phong cách trà đạo, không khí tĩnh lặng, tinh thần lắng đọng, thoải mái của người thưởng. Không chần chừ nữa Vinaly cùng bạn tìm hiểu điều gì làm nên nét nghệ thuật riêng biệt từ bộ tách trà và loại trà khi thưởng thức tạo nên cái tên “thưởng trà” mỹ miều này.
1. Thưởng trà là gì
Thưởng trà là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, vị thơm ngon đặc biệt của loại trà kết hợp cùng thao tác chuyển động tỉ mỉ và tinh hồn tĩnh lặng “thả hồn” vào từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất hòa quyện.
Việc thưởng trà mang đến nguồn cảm hứng mới, nuôi dưỡng tinh thần của những người theo đuổi bộ môn trà đạo này. Tại Châu Á nói chung, Việt Nam, Nhật Bản, Trung quốc nói riêng, mỗi tách trà còn thể hiện con người, tinh thần, văn hóa của quốc gia riêng biệt đó.
2. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt
Sơ với sự cầu kỳ của trà đạo Nhật hay thưởng trà theo phong cách Trung Hoa, trà đạo Việt Nam có phần đơn giản, tinh gọn trong cách pha chế. Tuy nhiên với những người Việt Nam có kiến thức chuyên sâu, uyên thâm về trà thì có những yêu cầu, khắt khe hơn về cả hương lẫn vị.
Từ xa xưa, việc uống trà đã xuất hiện, tạo thành thói quen, nét văn hóa truyền thống của người Việt. Pha trà không còn đơn thuần là những thao tác lập đi lập lại mà nó còn thể hiện sự tỉ mỉ, chu đáo và tâm tư của người pha.
Trước đây, trà được xem là loại thức uống dành riêng cho những nhà quý tộc Việt, ngày nay nét văn hóa này đã trở nên phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình. Cách pha cũng có sự khác biệt và biến tấu nhưng ý nghĩa và tinh thần mỗi tách trà không bị phai mờ. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt được xem là loại thức uống tao nhã, thể hiện sự thư giãn, tinh thần hiếu khách của gia chủ.
3. Nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc
Trung Quốc được xem là cái nôi của văn hóa và nghệ thuật thưởng trà, là nơi được xem là “thiên thời địa lợi” cho việc trồng và phát triển của cây trà. Theo dòng thời gian, xã hội hiện đại dần thay thế những nét cổ kính tuy nhiên nét đẹp về trà nói chung và “nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc” nói riêng không hề thay đổi và mai một.
Nghệ thuật thưởng trà của người Trung Quốc mặc dù không khắt khe và cầu kỳ như Nhật Bản tuy nhiên sự tinh tế, nhẹ nhàng và kích thích thị giác là yêu cầu không thể thiếu. Nghệ thuật thưởng trà Trung Hoa được phô diễn qua đôi bàn tay lụa là của những cô gái Trung Hoa qua từng thao tác nhỏ nhất. Nếu có dịp đến thăm đất nước này đặc biệt ở Bắc Kinh bạn có thể đến, chiêm ngưỡng, thưởng thức tận mắt nghệ thuật thưởng trà đặc sắc tại đây.
4. Thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến với tinh thần tỉ mỉ, chu đáo cầu kỳ trong mọi việc, thưởng trà cũng không ngoại lệ. Nhật Bản còn được biết đến là cái nôi của trà đạo, là chuẩn mực, bắt nguồn của “nghệ thuật” thưởng trà khắt khe đặc biệt ở khâu pha chế. Với những chuẩn mực nghiêm ngặt, mỗi thao tác đều cầu kỳ không quá ngạc nhiên khi “nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản” được xem là cái nôi của trà đạo khu vực Á Đông nói riêng.
Người Nhật chú trọng từ khâu và chi tiết nhỏ nhất, ngay từ những bước chuẩn bị đầu tiên pha trà. Tách trà bé nhỏ, giản đơn nhưng qua các thao tác tinh tế tạo nên nét nghệ thuật độc đáo. Không gian, sự tĩnh lặng là một yếu tố ưu tiên hàng đầu với trà đạo Nhật Bản. Tách trà không còn đơn thuần là một loại thức uống, mà còn thể hiện tinh thần, sự hòa hợp, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên.
Chính những thao tác cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ làm nên nét rất riêng trong nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản, cả bầu trời văn hóa là xao động bao con tim mê mẩn loại hình này.
5. Cách pha trà đúng chuẩn để thưởng thức
Mỗi dân tộc, đất nước có những phong tục, văn hóa riêng biệt vì vậy cách pha chế và thưởng trà cũng mang những nét riêng. Với nghệ thuật thưởng trà Việt Nam được diễn đạt tóm lược trong câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”
- Nhất thủy: nước pha là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng quyết định toàn bộ hương vị của trà. Loại nước dùng pha trà phải thật tinh khiết ngon nhất được ví và chọn như “sương trên lá sen”. Mỗi loại trà sử dụng nước tinh khiết có độ sôi khác nhau. Ví dụ trà xanh chỉ cần dùng nước đun sôi khi vừa sủi bọt khí, còn trà ô long, trà trầm hương cần sử dụng nước sôi kỹ hơn để chạm đến hương và vị “chuẩn” nhất.
- Nhì trà: Theo đúng nghệ thuật thưởng đúng điệu thì các trà đạo thường sử dụng trà tươi, chè xanh, trà nụ, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian, ngày nay người ta thường sử dụng chè khô để pha chế. Với chè tươi, sau khi rửa kỹ, mang vào vò kỹ bằng tay để làm giập, thân chè bẻ nhỏ và tước nhuyễn. Chỉ cần đun với nước sôi khoảng 15 phút sẽ có một bình trà đánh thức đủ giác quan của người thưởng thức.
- Tam bôi: chén (tách) uống trà cũng được lựa chọn vô cùng công phu và tỉ mỉ ngay từ đầu. Đường kính chén không quá lớn, nhỏ vừa tay, vừa đảm bảo yếu tố không gian hòa hợp cùng trọng lượng vật chất và tinh thần. Bộ ấm chén thưởng trà thông thường bao gồm chén tống (to nhất) để chuyên (pha) trà và bốn chén quân. Lưu ý lượng nước cần rót từ từ, lần lượt từng ít vào 1 chén rồi xoay vòng, rót ngược lại và những chén còn lại đảm bảo các chén trà có hương vị như nhau.
- Tứ bình: trước khi bắt đầu pha trà thưởng thức, bình trà phải được tráng qua bằng nước sôi, kết hợp lượng trà pha vừa đủ để không bị đắng hoặc quá nhạt. Rót nước sôi vừa ngập mặt, người trà đạo thường rót bỏ nước đầu tiên, được gọi là “rửa trà”. Sau đó tiếp tục rót nước sôi vào đầy bình, đậy nắp. Tiếp đến rót một lượng nước nhỏ lên nắp để lưu mùi hương của trà, đợi 1 đến 2 phút là có thể thưởng thức ngay.
- Ngũ quần anh: Chỉ có những người tri kỷ, bạn thâm giao cùng nhau ngồi lặng im bên chén trà vẫn có thể hiểu tâm ý của đối phương. Bạn thưởng trà vì thế cũng khó tìm và càng đáng trân quý.
>>> Tìm hiểu chi tiết về cách chọn mua bình pha tròn ngon phù hợp với từng loại trà để thưởng trà một cách trọn vẹn nhất.
Mỗi công đoạn pha trà đến thưởng trà đều cầu kỳ, thể hiện nét văn hóa truyền thống của một nét rất Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, di trì qua thế hệ từ xưa cho đến nay.
6. Một số điểm cần lưu ý khi thưởng trà
Trà ngon nhất khi được thưởng thức ngay sau khi pha. Tay nâng cốc trà ấm, từ từ nhấp từng ngụm để thưởng thức cả hương lẫn vị ngay chi chạm vào đầu lưỡi. Từng chút một nhâm nhi hòa cùng tâm hồn thư thả nhẹ nhàng. Uống và thưởng thức trà còn thể hiện nét văn hóa, tinh hoa của người Việt lắng đọng trong tâm hồn.
Khi mời trà dân trà còn thể hiện nét văn hóa, ứng xử lễ độ, lòng yêu mến khách vì vậy cần chú ý thao tác, tay cầm chén trà và phong thái. Ngoài trà ngon cần phải chú trọng không gian thanh tịnh, hòa quyện cả tinh thần mới đạt đến cảm xúc cao nhất giữa người và trà.
Thời điểm thích hợp nhất để thưởng trà là lúc sáng sớm, lúc tiệc tan hay trong một không gian yên tĩnh, cổ kính để cảm nhận trọn vẹn giữa cảm xúc, tinh thần và không gian, không nên uống trà lúc bận rộn, không thoải mái hoặc chốn đông người ồn ào.
Tần suất uống cũng vô cùng quan trọng. Người thật sự am hiểu thường không uống nhiều, uống liên tục và đậm đặc, bởi thưởng trà thể hiện cho sự nhẹ nhàng, tế nhị, thanh tao và được cảm nhận toàn diện khi đầu óc đủ tỉnh táo.
Trà đạo nói chung và nghệ thuật thưởng trà nói riêng hình thành nét văn hóa độc đáo cần được lưu giữ và phát triển ở hiện tại và cả trong tương lai không chỉ ở Việt Nam mà cả người Á Đông nói chung.
7. Các loại trà được yêu thích và thưởng thức
Trà Ô Long
Loại trà được ưu ái đặt tên là “trà quốc dân” bởi sự quen thuộc và phù hợp với nhiều đối tượng. Vị Ô Long dịu nhẹ, dễ uống lại có những tác động tích cực đến sức khỏe. Đặc biệt trà Ô Lông không sử dụng phụ gia, hương vị trà đặc trưng hoàn toàn tự nhiên, hương thơm dịu dàng giúp người thưởng thư giãn đầu óc rất hiệu quả.
Trà sen Tây Hồ
Được biết đến với hương sen mộc mạc thuần khiết khiến những người thưởng trà không thể bỏ lỡ. Nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng từ khâu trồng đến thu hoạch, quá trình ướp vì vậy giá trà sen Tây Hồ khá cao tuy nhiên hương vị đặc trưng, dịu ngọt sâu của vị trà này hoàn toàn đáng giá.
Trà trầm hương
Tuy là loại trà mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng trà trầm hương đã chinh phục được nhiều vị khách thưởng trà khó tính nhất. Sự kết hợp giữa trà và trầm hương mang đến sự độc đáo không thể nào hòa lẫn.
Trong đông y trầm hương được xem là dược phẩm có tác dụng tăng cường sinh lực và tinh thần, từ đó được sử dụng như một vị thuốc an thần. Trầm hương còn có tác dụng điều hòa khí huyết, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và phòng chống lão hóa hữu hiệu. Sự kết hợp giữa chất trà và trầm hương đang đến sự khác biệt, thỏa lòng những người thưởng trà nói chung và những tín đồ mê mẩn nét văn hóa này.
Vinaly vừa cùng bạn tìm hiểu một cách chi tiết về nghệ thuật thưởng trà cũng như giải đáp về thưởng trà là gì. Hy vọng thông tin giúp bạn có cái nhìn cụ thể về thưởng trà và nét văn hóa riêng biệt Á Đông không hề hòa lẫn này.