Tỷ lệ người bị mắc các bệnh lý ung thư đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay. Điều đáng lo ngại đó là rất nhiều trường hợp bệnh phát hiện khi đã bước sang giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị và nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân này là rất cao. Vì vậy xét nghiệm tầm soát sớm ung thư chính là phương pháp giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm và nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
11/01/2023 | Ung thư vòm họng có chữa được không và cách nhận biết bệnh10/01/2023 | Tầm quan trọng của chụp cộng hưởng từ tuyến vú trong tầm soát ung thư29/12/2022 | Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
1. Ý nghĩa, vai trò của xét nghiệm tầm soát ung thư
1.1. Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát ung thư
Đa phần những bệnh lý ung thư thường ít khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu, nếu có thì cũng hay bị nhầm sang các dấu hiệu của các bệnh thông thường khác. Cùng với đó là tâm lý chủ quan, không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm của nhiều người dẫn đến tình trạng ung thư tiến triển âm thầm trong thời gian dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đó bệnh đã ở giai đoạn muộn, cơ hội chữa khỏi là rất thấp và tỷ lệ tử vong rất cao.
Chính vì vậy xét nghiệm tầm soát ung thư có ý nghĩa rất lớn trong công tác chẩn đoán và điều trị ung thư. Hoạt động này giúp phát hiện ra các loại tổn thương như: tổn thương lành tính, mầm mống tiền ung thư, tổn thương có khả năng là ung thư (mức độ từ thấp đến cao),… ngay từ khi chúng còn đang ở kích thước rất nhỏ và chưa gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Những tổn thương tiền ung thư thường có nguy cơ tiến triển thành ung thư trong tương lai, còn trường hợp tổn thương nghi ngờ ung thư cao bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để xác định ung thư.
Thời điểm phát hiện ung thư càng sớm thì cơ hội chữa khỏi sẽ càng cao, việc điều trị vì thế sẽ dễ dàng, ít tốn kém hơn rất nhiều và giúp bảo toàn được cấu trúc các cơ quan trong cơ thể cũng như tính mạng người bệnh.
Sau khi kết quả xét nghiệm được trả ra, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân về chế độ ăn uống, tập luyện, cách theo dõi sức khỏe và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tầm soát ung thư có ý nghĩa rất lớn trong công tác chẩn đoán và điều trị ung thư
1.2. Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư
Bất kỳ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:
-
Có thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư;
-
Nhóm tuổi có tỷ lệ ung thư cao;
-
Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, dùng chất kích thích, hóa chất công nghiệp độc hại, bức xạ mặt trời, môi trường sống ô nhiễm,…;
-
Mắc các bệnh lý có thể diễn tiến thành ung thư như xơ gan, viêm gan,…;
-
Nhiễm một số loại virus (điển hình là papillomavirus ở người).
Mỗi người nên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ khoảng 2 lần/năm, hoặc mỗi năm một lần tùy từng loại ung thư và khuyến cáo của bác sĩ. Bên cạnh đó nếu chưa đến kỳ tầm soát ung thư nhưng cơ thể xuất hiện bất kỳ tín hiệu bất thường cảnh báo ung thư nào thì người bệnh cũng nên đi kiểm tra ngay.
1.3. Các phương pháp tầm soát ung thư phổ biến
Để xác định dấu ấn ung thư, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện những phương pháp sau:
-
Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, nội soi, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,…;
-
Sinh thiết: mẫu tế bào hoặc mẫu mô từ tổn thương nghi ngờ ung thư sẽ được lấy ra để đem đi phân tích, kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của ung thư hay không. Từ đó giúp khẳng định kết luận bệnh, đánh giá mức độ và giai đoạn tiến triển của ung thư để tìm phương án xử trí phù hợp nhất.
2. Một số xét nghiệm tầm soát ung thư ứng dụng trong từng loại bệnh
Với mỗi loại ung thư khác nhau, cách thăm khám và chẩn đoán cũng có thể sẽ khác nhau, cụ thể:
Ung thư vú:
Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ nhưng đàn ông cũng có thể mắc phải. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vú cũng có tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Để tầm soát ung thư vú bệnh nhân cần được:
-
Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ khám vú và nách 2 bên bằng tay để xác định xem có khối u nào tại đây cũng như có sự thay đổi về hình dáng, màu sắc da của vú hay không;
-
Siêu âm tuyến vú: hình ảnh từ siêu âm giúp phản ánh tổng quan cấu trúc vú, từ đó có thể nhìn ra những tổn thương tại vú. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, phụ nữ nói chung nên định kỳ siêu âm vú 6 tháng/lần;
-
Chụp nhũ ảnh: nhờ phương pháp này mà ngay cả những điểm vôi hóa nhỏ nhất ở vú cũng sẽ được phát hiện nên chụp nhũ ảnh được xem là kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát ung thư vú. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh định kỳ 2 năm một lần;
-
Chụp MRI tuyến vú: là phương pháp sàng lọc hiện đại giúp tái tạo hình ảnh cấu trúc tuyến vú, giúp phát hiện các bất thường ở tuyến vú.
Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh định kỳ 2 năm một lần
Ung thư cổ tử cung:
Trong tầm soát sớm ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ cần thực hiện những phương pháp sau:
-
Xét nghiệm HPV: giúp phát hiện virus HPV đặc biệt type nguy cơ cao như type 16, type 18,… Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung;
-
Xét nghiệm Thinprep Pap: giúp xác định, tìm kiếm các tế bào bất thường ở cổ tử cung;
-
Soi tử cung;
-
Sinh thiết cổ tử cung.
Ung thư đại trực tràng:
Để chẩn đoán sớm ung thư đại tràng, bệnh nhân sẽ phải tiến hành các biện pháp như:
-
Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân;
-
Nội soi đại trực tràng, chụp CT đại tràng, nội soi kết hợp với sinh thiết…
Ung thư phổi:
Là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất được ghi nhận ở cả nam giới và nữ giới, ung thư phổi có đặc điểm là thời gian diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong lớn. Do vậy lại càng phải thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư phổi định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
Hiện nay chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính tia xạ thấp thường được áp dụng chẩn đoán sớm ung thư phổi. Bệnh nhân nghiện thuốc lá lâu năm, đặc thù công việc hoặc môi trường sống phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm,… nên tiến hành tầm soát ung thư phổi hàng năm.
Phương pháp chụp CT được ứng dụng trong tầm soát ung thư tại MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau, trong đó có xét nghiệm tầm soát ung thư. Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC quy tụ đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đồng thời Trung tâm còn được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ ISO 15189:2012 và gần đây nhất là CAP được cấp bởi Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ, hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.
Để được tư vấn hỗ trợ đặt lịch khám và làm xét nghiệm tầm soát ung thư, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ cho quý khách 24/7.