Tân gia là gì? Tổ chức tân gia như thế nào tốt nhất?

Tân gia là gì

Người xưa có câu “An cư lạc nghiệp” chỉ khi yên ổn về chỗ ở thì người ta mới có thể tập trung để phát triển sự nghiệp. Do đó mà sau khi xây và chuyển về nhà mới, người ta thường tổ chức tiệc tân gia, vừa để chúc mừng, đánh dấu mốc quan trọng, vừa để cầu sự bình an, tài lộc trong ngôi nhà mới.

Vậy tiệc tân gia là gì? Nên tổ chức tiệc tân gia như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài sau.

Tân gia là gì? Tiệc tân gia gồm những phần nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì Tân = mới, gia = nhà, tân gia là gì? Thì có nghĩa là nhà mới. Vậy nên tiệc tân gia là một buổi tiệc mừng nhà mới do chủ nhân của ngôi nhà đó tổ chức.

Buổi tiệc sẽ diễn ra cùng ngày với lễ nhập trạch. Quy mô buổi tiệc sẽ linh hoạt theo điều kiện và mong muốn của chủ nhà.

Từ trước đến nay, lễ tân gia sẽ được chia thành 2 phần đó chính là phần: lễ cúng tân gia và tiệc đãi tân gia.

Bạn có biết trước khi để có một tiệc tân gia đầy vui vẻ, chủ đầu tư đã rất hao tâm tổn sức để tìm hiểu nghiên cứu và thiết kế nhà cho mình, để có một thiết kế nhà đẹp, đầy đủ công năng và xây dựng hoàn thiện sau đó chọn ngày tổ chức tiệc tân gia.

Nguồn gốc của tiệc tân gia

Tiệc tân gia có nguồn gốc từ rất lâu đời. Ở phương Tây, thuật ngữ “tân gia” có ý nghĩa là “sưởi ấm ngôi nhà”. Khi về nhà mới, người ta tổ chức tiệc tân gia với mục đích đúng như nghĩa đen. Khách được mời đến thường tặng củi cho gia chủ để họ đốt lửa sưởi ấm nhà.

Ở phương Đông, việc sưởi ấm ngôi nhà còn có ý nghĩa là để xua đuổi tà ma. Theo quan niệm phương Đông, họ cho rằng ngôi nhà không có người ở sẽ lạnh lẽo, là nơi trú ngụ của những hồn ma. Tổ chức tiệc tân gia là để xua tan sự lạnh lẽo, và cũng là xua đuổi những hồn ma đó.

Với cùng ý nghĩa trên, tiệc tân gia ở Việt Nam người ta làm ấm ngôi nhà bằng cách nổi lửa để nấu những bữa tiệc ngon đãi gia đình và bạn bè. Ngoài ra, nó còn là dịp để gia chủ thông báo sẽ chuyển đến nơi ở mới của mình. Bữa tiệc này không quan trọng là lớn hay nhỏ, quan trọng là sum họp đầy đủ người thân, bạn bè và gia đình.

Xem thêm:

  • 45+ Mẫu nhà phố đẹp hiện đại và hợp xu hướng 2022

Lễ cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng tân gia sẽ bao gồm luôn cả cúng nhập trạch và cúng gia tiên. Mục đích chính là báo với các vị thần cai quản đất đai, khu vực và ông bà tổ tiên về sự có mặt của gia đình và cầu xin sự gia độ để sinh sống yên ổn, làm ăn phát đạt, sức khỏe cho cả gia đình.

Chuẩn bị mâm lễ

Phần chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia sẽ tùy tâm của gia chủ. Tuy nhiên cần phải có đủ chay – mặn và 1 bình hoa. Nếu gia đình có truyền thống ăn chay theo đạo Phật thì có thể chuẩn bị mâm lễ chay hoàn toàn.

Còn nếu gia đình không ăn chay thì ngoài mâm chay gồm bánh chay, hoa quả thì có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn.

Lưu ý mâm cỗ mặn thì các đồ mặn trong mâm phải mua từ ngoài chợ về. Không nên giết mổ động vật trong nhà để làm mâm cúng.

Ngoài mâm cỗ, gia chủ cần sắm sửa thêm về phần lễ vật hàng mã như: tiền giấy vàng mã,… Nhiều ít tùy tâm.

Tiến hành cúng lễ

Phần cúng lễ sẽ tiến hành đọc văn khấn lễ nhập trạch trước để thống báo với các chư vị thần linh cai quản, những người khuất mặt. Nếu không mời được thầy chùa về làm lễ, mọi người có thể đọc theo văn khấn sau đây:

“Kính Lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tấu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tín chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh”

Sau khi đọc xong văn khấn nhập trạch, sẽ đọc tiếp văn khấn tạ gia tiên. Phần này có thể được thực hiện bởi thầy cúng, trưởng họ hoặc chính gia chủ của căn nhà. Văn khấn tạ gia tiên có thể đọc theo bài sau.

“Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng

Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Con là:……

Vợ:…..

Có con trai (gái):…

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con, cháu và chứng giám lòng thành giáng linh, án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Kính cáo”

Có một số lưu ý nhỏ gia chủ có thể thực hiện khi cúng lễ:

  • Sau khi cúng xong, bật bếp lên để pha trà dâng lễ.
  • Chuẩn bị bát nước ngũ vị, sau khi cúng sẽ tiến hành vẩy ở các góc nhà.

Hóa vàng

Hóa vàng là đốt tất cả những lễ vật bằng tiền giấy đã chuẩn bị ở đầu mâm lễ để người âm có thể nhận được. Trước khi hóa vàng cũng phải thắp hương để báo cáo rồi mới được tiến hành.

Lễ đãi tiệc tân gia tổ chức như thế nào?

Tiệc đãi tân gia sẽ diễn ra sau khi lễ cúng tân gia kết thúc. Như chúng tôi đã nêu ở đầu bài, quy mô sẽ do gia chủ quyết định. Tuy nhiên, để có bữa tiệc tân gia diễn ra thuận lợi, chu đáo nhất. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Lên danh sách khách mời cho buổi tiệc một cách chi tiết.
  • Lên sẵn thực đơn cho tiệc tân gia, không quá phô trương nhưng cũng đừng quá sơ sài.
  • Trang trí nhà cửa, hoặc thuê rạp cho buổi tiệc
  • Làm thiệp mời tân gia đối với những vị khách quan trọng.

Xem thêm:

  • 999+ mẫu nhà cấp 4 đẹp, hiện đại, đầy đủ công năng và tiết kiệm chi phí

Một số lưu ý khi tổ chức tân gia các gia chủ cần phải nhớ

Sau đây là một số lưu ý khi tổ chức tân gia mà các gia chủ cần phải nhớ để bữa tiệc suôn sẻ và đầy đủ nhất.

  • Chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ. Ưu tiên những ngày nghỉ để khách mời đến đông đủ hơn.
  • Chuẩn bị mâm lễ đủ đầy, không thiếu sót, đọc đúng văn khấn, rành mạch và thành tâm. Thực hiện đúng thứ tự các lễ cúng.
  • Có bài phát biểu tân gia để thay lời cảm ơn khách mời.
  • Không cãi vã, khóc lóc, hay tranh chấp trong buổi tiệc.

Tân gia nên tặng gì cho ý nghĩa?

Quà tân gia cũng là một phần cần có trong bữa tiệc tân gia. Đây như một lời chúc mừng của các vị khách có mặt trong buổi tiệc. Ngoài mừng tiền mặt, vàng thì chọn quà tân gia như thế nào để có ý nghĩa, hãy tham khảo những ý tưởng sau đây nhé!

Nội thất

Món quà về nội thất luôn đứng đầu danh sách các gợi ý quà tân gia được yêu thích nhất. Quà nội thất khá đa dạng về mẫu mã, giá cả nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn.

Nếu anh em, họ hàng có thể tặng bộ bàn ghế ăn dùng cho nhà bếp, đèn chùm phòng khách, tivi, dàn karaoke,… Tuy nhiên cần liên hệ trước với gia chủ để tìm hiểu gia đình đã có hay chưa.

Nếu mức độ quen biết thì có thể tặng những món quà nội thất có giá trị nhỏ hơn như: đèn bàn, đèn ngủ, bộ ga gối,…

Xem thêm:

  • 99 Mẫu nhà đẹp hiện đại – xu hướng thiết kế nhà mới nhất 2023

Quà tặng dùng để trang trí

Gợi ý tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến khi tặng quà tân gia đó chính là những quà tặng dùng để trang trí. Với một ngôi nhà mới ắt hẳn sẽ cần trang trí để tạo thẩm mỹ và sinh khí cho ngôi nhà.

Quà trang trí có thể là tranh ảnh, bình pha lê, tượng sứ,…. tùy vào sở thích và điều kiện tài chính hiện có của bạn.

Đồ gia dụng

Đồ gia dụng luôn là món quà thiết thực cho ngày lễ tân gia. Bạn có thể lựa chọn 1 thiết bị nhà bếp như: nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bộ nồi, bộ bát đĩa,… Tất cả đều có ý nghĩa rất lớn nhằm cầu bình an, êm ấm cho gia chủ.

Giá trị quà tặng có thể tùy thuộc vào độ thân thích và điều kiện tài chính của bạn để lựa chọn. Hoặc nếu thân thích có thể liên hệ trước để tặng món đồ cho phù hợp, tránh tặng đồ gia đình đã có sẽ bị dư thừa.m

Vật phẩm phong thủy

Vật phẩm trong phong thủy nội thất cũng là một trong những món quà mừng tân gia được nhiều người lựa chọn. Vật phẩm có thể là tượng linh vật, đá phong thủy, tượng 12 con giáp,…

Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng mà mọi người cần phải nhớ khi chọn quà tặng là vật phẩm đó chính là: Hãy tìm hiểu về cung mệnh của gia chủ, bởi vật phẩm phong thủy chỉ phát huy được vượng khí, vận may cho người hợp mệnh.

Nếu không may chọn vật phẩm khắc với mệnh của gia chủ sẽ vô tình làm xáo trộn hoặc cản trở đường tài lộc của họ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp chi tiết về tân gia là gì? Nên tổ chức như thế nào? Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có một lễ tân gia thật chu đáo và diễn ra suôn sẻ hoặc chọn được những món quà mừng tân gia hợp ý gia chủ nhất.

Cảm ơn các bạn đã đọc tin và đừng quên truy cập website Nội thất Tứ Gia mỗi ngày để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác.