Như chúng ta đã biết nước là nguồn tài nguyên vô giá giúp duy trì sự sống. Nhưng nước không phải là vô hạn nếu khai thác sử dụng bừa bãi nguồn nước sẽ bị cạn kiệt. Trong bài viết này DKSmart sẽ giúp bạn hiểu rõ về các tầng nước dưới đất. Vai trò của chúng đối với cuộc sống và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước của chúng ta.
Các tầng nước dưới đất
Nguồn nước chúng ta nhìn thấy như ở ao, hồ, sông, suối… được gọi là nước mặt. Nguồn nước từ các giếng khoan, giếng đào…là nước lấy từ các tầng nước dưới đất. Dựa vào tính chất chứa và vận chuyển nước có thể chia thành 4 tầng nước dưới đất sau:
-
Tầng chứa nước
Hay còn được gọi là tầng ngậm nước. Đây là một lớp nước dưới đất ở trong đá thấm nước hoặc các chất xốp như: Sỏi, cát, bùn, đất sét… Từ đó nước ngầm có thể được hút lên qua giếng.
-
Tầng nước ngầm
Là tầng nước ở trên cùng có, có khả năng ngấm nước. Tầng ngày chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp của thời tiết
Cụ thể: + Nếu trời mưa nhiều mực nước sẽ dâng cao
+ Nếu trời nắng nhiều mực nước sẽ hạ xuống.
-
Tầng trữ nước (chứa nhưng không vận chuyển nước)
Là tầng có khả năng tích trữ nước nhưng không có khả năng vận chuyển nước.
-
Tầng cách nước
Là tầng mà trong đó nó hạn chế dòng chảy của nước dưới đất từ tầng này tới tầng khác. Tầng cách nước nếu không thấm hoàn toàn thì được gọi là tầng chắn.
Có bao nhiêu loại tầng nước nằm dưới lòng đất
Dựa vào cách phân loại các tầng chứa nước trên. Thì có thể nói tầng ngậm nước có liên quan lớn nhất tới nguồn nước chúng ta sử dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết về tầng ngậm nước trong bài viết này nhé.
-
Phân loại tầng ngậm nước
Đây là biểu đồ điển hình trong một mặt cắt ngang của hệ thống tầng ngậm nước có áp và không áp đơn giản. Gồm có 2 tầng ngậm nước và 1 tầng cách nước ở giữa được bao quanh bởi nền đá không thấm nước. Mực nước ngầm và đới bão hòa cũng được minh họa trong biểu đồ.
-
Phân loại tầng ngậm nước bão hòa và không bão hòa
Vỏ Trái Đất có thể được chia thành 2 khu vực là: Đới bão hòa và đới không bão hòa
+ Đới bão hòa: Là đới mà trong lỗ rỗng của đất đá được chứa lấp đầy nước.
+ Đới không bão hòa: là đới mà một phần lỗ rỗng của đất đá vẫn còn chứa khí
Bão hòa có nghĩa là áp suất của cột nước lớn hơn áp suất khí quyển.
“Mực nước ngầm” được định nghĩa là bề mặt mà tại đó áp suất cột nước bằng với áp suất khí quyển. Tại môi trường không bão hòa thường nằm trên mực nước ngầm nơi mà áp suất cột nước có giá trị âm (Do máy đo áp suất thể thể hiện giá trị âm). Đồng thời nước không lấp đầy các lỗ hổng của tầng chứa nước trong trạng thái bị hút lên.
Nước trong đới bão hòa sẽ ược giữ tại chỗ bởi sức căng mặt ngoài. Nó dâng lên cao hơn mực nước ngầm bằng các ống mao dẫn (Các lỗ hổng của đất đá có vai trò là ống mao dẫn). Rồi làm bão hòa một phần nhỏ bên trên mặt của đới bão hòa (tại nơi này có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển)
Thuật ngữ “Sự bão hòa” ở đây không giống với sự bão hòa cơ bản của nước. Bởi chiều cao cột nước trong các ống mao dẫn sẽ giảm dần theo khoảng cách từ mực nước ngầm. Nó tỉ lệ nghịch với lỗ hổng của đất. Như cát có lỗ hổng lớn hơn đất sét nên chiều cao cột nước sẽ thấp hơn so với sét.
-
Phân loại Tầng chứa nước và tầng cách nước
Tầng chứa nước thường là đặc trưng cho các vùng bão hòa. Nước ở đây có thể cung cấp đủ lượng sử dụng cho một giếng nước hoặc sông/suối (Như Cát, Sạn hoặc Đá gốc bị nứt nẻ có thể tạo thành các tầng chứa nước tốt).
Tầng cách nước: Như đã nói ở trên đây là đới hạn chế dòng chảy của nước dưới đất; từ một tầng chứa nước tới một tầng chứa nước khác. Tầng cách nước nếu hoàn toàn không thấm nước thì được gọi là “Tầng chắn”. Tầng cách nước gồm các lớp đất sét hoặc các đá không có lỗ hổng và có độ dẫn nước thấp.
“Khả năng sử dụng” của tầng chứa nước mang tính tương đối. Vì ví dụ: một tầng chứa nước được cho là phù hợp để cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn. Nhưng nó sẽ được gọi là tầng nghèo nước khi cung cấp cho: Khu công nghiệp, khai khoáng, hoặc đô thị.
Tại các khu vực đồng bằng hoặc khu vực miền núi gần sông các tầng chứa nước chính thường là bồi tích chưa gắn kết. Chúng thường bao gồm các lớp trầm tích nằm ngang được hình thành bởi hoạt động của sông. Khi nhìn theo mặt cắt dọc chúng bao gồm các lớp hạt mịn và hạt thô xen kẽ nhau.
Liên kết: cửa cuốn || cửa cuốn kéo tay || giá cửa cuốn || bộ lưu điện cửa cuốn || mô tơ cửa cuốn || điều khiển cửa cuốn ||
-
Phân loại tầng chứa nước có áp và không áp
Tầng chứa nước tồn tại 2 dạng là: Có áp và không áp
+ Các tầng chứa nước không áp
Thông thường, tầng không áp là tầng chứa nước gần bề mặt đất nhất. Vì nó không có lớp không thấm ngăn cách với bề mặt đất.
Các tầng chứa nước không áp nhận lượng nước trực tiếp từ trên mặt đất, từ sông, suối, ao, hồ… Do chúng có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước.
+ Các tầng chứa nước có áp
Tầng này có mực nước ngầm nằm cao hơn ranh giới trên (tầng cách nước) của nó. Và thường nằm bên dưới của tầng chứa nước không áp.
Vai trò của các tầng nước dưới đất đối với con người
Hầu hết các vùng miền trên Trái Đất đều có một số dạng tầng chứa nước, chúng nằm dưới mặt đất và ở những độ sâu khác nhau. Các tầng chứa nước ngọt mà nguồn bổ cấp từ nước khí quyển sẽ bị giới hạn. Khi bị khai thác quá mức nó sẽ trở thành tầng chứa nước không uống được hoặc bị mặn xâm nhập. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở những nơi gần bờ biển khi lượng khai thác nước trong tầng chứa quá lớn.
Các tầng chứa nước rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và nông nghiệp. Hiện nay chúng ta mới chỉ sử dụng 30% lượng nước mặt. Còn 70% là lượng nước ngầm lấy từ các tầng chứa nước.
Bởi vậy bảo vệ nguồn nước là điều cần thiết để bảo vệ các tầng chứa nước. Bằng việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, giảm các tác nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Trên đây là toàn bộ thông tin về các tầng nước dưới đất và cách phân biệt tầng ngậm nước. Hãy bảo vệ nguồn nước của chúng ta cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Liên kết:| cửa nhôm vân gỗ || bếp công nghiệp || tủ nấu cơm công nghiệp || nồi nấu phở bằng điện