Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, Tantrum là 1 hành vi bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ do trẻ chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức để diễn đạt điều trẻ muốn hay không muốn. Thực tế, trẻ thường dùng tantrum để cho bạn biết trẻ cần giúp đỡ khi gặp rắc rối (Ví dụ, trẻ không biết cách chơi 1 món đồ chơi), để đạt được điều trẻ muốn (ví dụ, đòi kẹo khi tính tiền ở siêu thị), để ngăn bạn đưa vào một hoạt động trẻ thấy chán (Ví dụ, trẻ không muốn vào khu vực nhà sách, trẻ thích quầy đồ chơi)… Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có những lúc gặp khó khăn về điều khiển cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và những lúc như vậy trẻ sẽ “bị giữ lại” ở tầng 2 của căn nhà não bộ. Dẫn đến kết quả, cơn lốc tantrum có thể hình thành.
Cha mẹ là người có thể giúp trẻ học được những bài học sau mỗi lần tantrum. Những bài học đó giúp trẻ phát triển những kỹ năng như kiểm soát cảm xúc, phát triển nhận thức và thể hiện rõ ràng những điều muốn và không muốn.
GS.Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của cơn lốc Tantrum mà trẻ sẽ đi qua:
CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ.
Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét hoặc la khóc rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể, bản thân của trẻ hoặc người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ:
Trẻ Bắt đầu bằng sự mếu máu, khóc và giẫy giụa nhưng có xu hướng giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum của trẻ.
CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI.
Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM”
Trẻ bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%
CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN.
Não bộ trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận giữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.
Quy luật tantrum
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD cha mẹ dụ dỗ hay đánh lừa trẻ bằng bánh hay,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.
Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.
–
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em – số 44/84 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội: – Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
– Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
– Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
– Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.