Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một số từ viết tắt khi viết sổ y tế trong quá trình chẩn đoán tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu là người trong ngành, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu và nắm được tình hình sức khỏe của người bệnh đó. Tuy nhiên, với các bạn không làm việc trong ngành y tế, không phải ai cũng biết TD là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc kể trên.
02/12/2022 | My Medlatec – Ứng dụng y tế đầu tiên và duy nhất cung cấp giải pháp theo dõi tiến trình sử dụng dịch vụ11/10/2022 | Theo dõi định lượng Lactate Dehydrogenase bằng cách nào?22/08/2022 | Ý nghĩa của các xét nghiệm theo dõi, chẩn đoán bệnh viêm gan B30/05/2022 | Ung thư vú: Giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng
1. Giải đáp: TD là gì?
Khi đi khám bệnh, bên cạnh việc lắng nghe đánh giá của bác sĩ, chúng ta cũng quan tâm tới thông tin chẩn đoán của bác sĩ được ghi chép trong sổ y tế. Đây là cơ sở giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn sẽ chủ động chăm sóc và điều trị bệnh để cải thiện sức khỏe, tránh những tình trạng tính mạng bị đe dọa.
Trong sổ y tế hoặc giấy khám sức khỏe, đôi khi các bác sĩ sẽ ghi ký tự TD
Trong sổ y tế, một số thông tin được đề cập như: tình trạng bệnh, diễn biến bệnh, hướng chăm sóc và điều trị do bác sĩ đề ra. Những thông tin này cần được ghi chép cẩn thận để người điều trị lần sau có thể nắm được tình hình, điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với diễn biến sức khỏe của bệnh nhân.
Thông thường, chúng ta sẽ thấy trong sổ y tế, bác sĩ sẽ viết tắt một số cụm từ, ví dụ như cụm từ “TD”. Vậy TD là gì? Đây là viết tắt của từ “theo dõi”, trong trường hợp này, bác sĩ đã nghi ngờ bệnh nhân đang mắc loại bệnh nào đó. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận chính xác vấn đề sức khỏe của bạn và họ cần thời gian theo dõi kỹ hơn trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Trong giai đoạn theo dõi sức khỏe, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh, đồng thời xây dựng phác đồ chữa trị thích hợp và đảm bảo hiệu quả cao nhất.
2. Ví dụ về một số trường hợp bệnh nhân cần được theo dõi
Sau khi đã hiểu TD là gì, các bạn nên chủ động tìm hiểu xem trường hợp nào chúng ta cần theo dõi sức khỏe. Trong quá trình theo dõi, các có nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu hay không?
Chúng ta cần hiểu được chẩn đoán của bác sĩ ghi trong sổ khám bệnh
Trên thực tế, với các bệnh lý có diễn biến phức tạp, triệu chứng của bệnh nhân chưa thực sự rõ ràng, việc theo dõi sức khỏe là vô cùng cần thiết. Sau một thời gian theo dõi tình hình sức khỏe, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
2.1. Theo dõi và chẩn đoán bệnh lao phổi
Một trong những căn bệnh cần được theo dõi và chẩn đoán kỹ càng đó là lao phổi. Đây là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng. Nếu bạn không phát hiện cũng như điều trị lao phổi sớm, phổi sẽ bị tổn thương nặng nề, sức khỏe diễn biến xấu.
Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng bệnh cũng như tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân, chúng ta cần tiến hành xét nghiệm, kiểm tra kỹ để phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao trong cơ thể người mắc bệnh. Ngày nay, rất nhiều kỹ thuật khoa học hiện đại được áp dụng trong ngành y để hỗ trợ bác sĩ theo dõi, chẩn đoán sức khỏe.
Rất nhiều phương pháp xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán lao phổi
Đối với bệnh nhân lao phổi, bác sĩ thường yêu cầu chụp X-quang ngực để kịp thời phát hiện những tổn thương. Đồng thời, phương pháp nhuộm soi trực tiếp, xét nghiệm chuyên sâu hoặc nuôi cấy cũng được áp dụng để chẩn đoán chính xác nhất bệnh lao phổi. Đây là chính một ví dụ giúp bạn hiểu TD là gì.
2.2. Theo dõi và chẩn đoán bệnh dạ dày
Dạ dày cũng là một căn bệnh phổ biến, tuy nhiên chỉ dựa vào triệu chứng bệnh thì bác sĩ rất khó đưa ra kết luận chính xác về tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì thế, trong số khám bệnh của người nghi mắc dạ dày, bác sĩ thường ghi chú từ viết tắt “TD”. Vậy trong trường hợp này, TD là gì?
Cũng giống như các trường hợp khác, TD chính là yêu cầu theo dõi thêm của bác sĩ đối với người nghi mắc dạ dày. Để có thể chẩn đoán tình hình của người bệnh, bác sĩ thường chỉ định họ đi nội soi dạ dày. Đây là một trong những kỹ thuật thường được áp dụng để theo dõi các diễn biến của bệnh dạ dày.
Ngoài ra, các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm hoặc sinh thiết mô dạ dày cũng được áp dụng để theo dõi tình trạng dạ dày, phát hiện tổn thương và kịp thời điều trị cho bệnh nhân.
Người nghi mắc bệnh dạ dày thường được yêu cầu nội soi
Chắc hẳn qua những ví dụ kể trên, các bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc: TD là gì và hiểu được thông tin ghi chú trong sổ khám sức khỏe. Từ đó, chúng ta sẽ có kế hoạch tự chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Trong thực hành lâm sàng, có rất nhiều tình trạng bệnh lý khó chẩn đoán, khó xác định mà bác sĩ không đủ bằng chứng để chẩn đoán xác định bệnh nên chúng ta rất thường gặp những chẩn đoán dưới dạng “theo dõi” bệnh lý mà bác sĩ kết luận. Tuy nhiên, phần lớn những chẩn đoán theo dõi này đều có thể định hướng đến bệnh tật gần chính xác, từ đó bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị cho phù hợp và an toàn nhất.
3. Nên đi theo dõi sức khỏe ở đâu?
Trong quá trình theo dõi, chẩn đoán tình hình bệnh, bác sĩ thường cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Để nhận được kết quả kiểm tra chính xác nhất, các bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có chất lượng tốt. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bệnh viện được bệnh nhân tin tưởng, các bác sĩ đầu ngành đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Hiện nay, MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi; Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại như X-quang, siêu âm, MRI, CT,… Đồng thời, bệnh viện là đơn vị y tế đầu tiên ở Việt Nam nhận chứng chỉ CAP, đây là chứng chỉ do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp đối với các đơn vị y tế có phòng LAB đạt tiêu chuẩn.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và muốn đặt lịch khám, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế được mọi khách hàng tin tưởng
Mong rằng qua bài viết này, chúng ta đã hiểu TD là gì và dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe thông qua những ghi chép của bác sĩ trong số khám bệnh. Trong trường hợp cần chăm sóc, điều trị, các bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé!