Terrarium là gì? Tìm hiểu các loại terrarium phổ biến hiện nay

Terrarium là gì? Tìm hiểu các loại terrarium phổ biến hiện nay

Terrarium là gì

Cùng với Aquarium, Paludarium, Bonsai thì Terrarium… dần trở thành một khái niệm phổ biến trong nghệ thuật cây cảnh và không còn quá xa lạ đối với dân chơi cây cảnh thủy sinh ngày nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ về thuật ngữ Terrarium cũng như phân biệt các loại terrarium khác nhau một cách chính xác thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây Homegift sẽ giúp các bạn định nghĩa chính xác về Terrarium cũng như 15 loại terrarium phổ biên hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Định nghĩa Terrarium là gì?

Terrarium là tên gọi chung chỉ một hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng môi trường sống tự nhiên bao gồm đất, sỏi, nước, cây trồng, không khí và có thể là động vật bên trong. Terrarium thường được đặt trong các vật chứa bằng thủy tinh nhiều hình dạng và độ khép kín khác nhau để trang trí hoặc thử nghiệm môi trường sống trong các nghiên cứu khoa học, triển lãm…

Thuật ngữ Terrarium xuất phát từ terra trong tiếng Latin nghĩa là đất sỏi và hậu tố (suffix) -arium biểu thị một khu vực hoặc thùng chứa có không gian giới hạn (ví dụ armarium (tủ quần áo), vivarium (ao cá)).

Các Terrarium có không gian tương đối hạn chế cách biệt với xung quanh, đặc biệt là biểu thị một môi trường nhân tạo cho thực vật hoặc động vật có thể sinh sống như tự nhiên như hồ thủy sinh, hồ bán cạn, buồng côn trùng, bò sát…

Như vậy, điều kiện để được xếp vào loại terrarium là môi trường phải có đất hoặc cát, sỏi và phải tương đối khép kín khác biệt với môi trường xung quanh. Như vậy các chậu cây cảnh, bonsai truyền thống với chậu chứa mở và tạo ít cách biệt với môi trường xung quanh có thể không được coi là terrarium. Một cách phân biệt phổ biến và dễ dàng hơn là terrarium thường để chỉ “cây trồng trong chậu thủy tinh” cũng có thể được chấp nhận.

Nghệ thuật Terrarium

Tiểu cảnh terrarium yêu cầu sự đầu tư về thời gian và mức độ tỉ mỉ cũng như sự sáng tạo của người chơi. Do vậy, Terrarium đã trở thành một môn nghệ thuật của giới đam mê cây cảnh. Đến với Terrarium bạn không chỉ thỏa sức sáng nghệ thuật theo các loại bốc cục, môi trường, cây cảnh khác nhau và kết quả tạo ra sẽ luôn đảm bảo tính độc đáo duy nhất của nó. Nó có thể đơn giản là chậu thủy tinh nhỏ với một cụm các loại cây sen đá nhỏ xinh cùng một vài phụ kiện trang trí. Nó cũng có thể là một hồ bán cạn mini trong nhà hoặc thậm chí phát triển thành một khu vườn kính ngay trong căn nhà của bạn. Terrarium không có giới hạn trong quy chuẩn sáng tạo, loại hình hay kích thước. Nó là sự ngẫu hứng đầy nghệ thuật và phụ thuộc hoàn toàn vào thẩm mỹ người thiết kế.

Lịch sử ra đời của Terrarium

Nghệ thuật Terrarium được cho là ra đời vào năm 1827 bởi một bác sĩ người Anh đam mê thực vật tên là Nathaniel Bagshaw Ward. Trong quá trình sưu tầm và quan sát các hành vi của côn trùng ông đã vô tình để lại quên một bình thủy tinh úp trên đất ẩm có bào tử dương xỉ bên trong, sau đó các bào tử này đã này mầm và phát triển thành cây dương xỉ, và terrarium bắt đầu xuất hiện.

Nghệ thuật Terrarium được khới phát bởi Nathaniel Bagshaw Ward 1827

Nghệ thuật Terrarium được cho là khới phát bởi Nathaniel Bagshaw Ward 1827

Bác sĩ Nathaniel Ward đã kết luận rằng, thực vật có thể phát triển tốt khi bị niêm phong trong lồng kính không có thông gió. Ông tiếp tục phát triển thêm nhiều nhà kính thu nhỏ mà ông đặt cho chúng cái tên “fern cases”, và ngày nay chúng được biết đến với cái tên Wardian cases hoặc Terrariums.

Năm 1842 ông phát hành cuốn sách “On the growth of plants in closely glazed cases” dịch sang tiếng Việt là “Sự phát triển của thực vật trong môi trường đóng kín”. Trong thập niên cuối thể kỷ 19, hình thức terrarium được phát triển rộng rãi, đặc biệt là khi Nathaniel Bagshaw Ward thuê thợ mộc đóng các lồng cây để xuất khẩu các loài cây bản địa từ Anh đi Úc. Sau hành trình xa nhiều tháng trong lồng, cây vẫn phát triển tốt, đặc biệt cũng bằng phương pháp này cây được vận chuyển ngược chiều tức Úc về Anh vẫn giữ được tình trạng sức khỏe tốt.

Một số loại tiểu cảnh Terrariums Wardian Case phổ biến thời đầu

Một số loại tiểu cảnh Terrariums Wardian Case phổ biến trong giới thượng lưu thế kỷ 19

Tiểu cảnh Terrariums dần phát triển đặc biệt là trong giới thượng lưu tại các thành phố ở Châu Âu cũng như Mỹ, loại hình nghệ thuật này ngày càng được hoàn thiện, cùng sự phát triển đa dạng về chủng loại, bố cục cũng như kích thước. Wardian cases tái hiện lại danh thắng Taj Mahals và Brighton Pavilions dưới dạng thu nhỏ là những biểu tượng hoàn hảo cho tinh hoa của nghệ thuật trang trí thực vật hết sức tỉ mỉ và công phu. Không chỉ vậy, Wardian case còn là biểu tượng thẩm mỹ của giới thượng lưu tại Hoa Kỳ trong những năm 1860, và được chọn để trang trí trong các căn nhà sang trọng giới quý tộc.

Phân loại Terrarium

Về cấu trúc thì Terrrarium được phân thành 2 loại là: Terrarium kín và Terrarium mở.

Open Terrarium and Closed Terrarium

Terrarium phân thành 2 loại là Terrarium mở (Open Terrarium) và Terrarium kín (Closed Terrarium)

Terrarium kín (Closed Terrariums)

Terrarium kín (Closed Terrariums hay Sealed terrariums) là một không gian khép kín với một hệ sinh thái tuần hoàn và gần như đầy đủ các yếu tố cần thiết cho các sinh vật trong đó phát triển. Do không gian kín nên ban ngày hơi ẩm bốc lên ngưng tự lại tại nắp và thành lọ thủy tinh, ban đêm lại thấm ngược xuống đất, duy trì độ ẩm không đổi.

Terrarium dạng kín thích hợp với những hệ sinh thái nhiệt đới ẩm cần ít ánh sáng như rêu, dương xỉ, cây không khí… hoặc hệ sinh thái dưới nước (Aquarium). Do môi trường trong các bình/hộp thủy tinh kín giúp giữ được độ ẩm gần giống với môi trường vùng mưa ẩm nhiệt đới, các loại cây này sẽ phát triển bình thường trong các không gian kín mà gần như không cần tưới trong thời gian dài.

Closed Terrariums còn thích hợp để nuôi các loại động vật như bò sát, sâu bướm, bọ, cá cảnh… vì chúng khó có thể thoát ra ngoài môi trường.

Một số chậu tiểu cảnh Terrarium dạng kín đẹp và phổ biến hiện nay

Một số chậu tiểu cảnh Terrarium dạng kín đẹp và phổ biến hiện nay

Terrarium kín cũng đòi hỏi hỗn hợp đất và các nguyên liệu hỗ trợ cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết tương tự trong tự nhiên cho hệ thực vật trong bình có điều kiện phát triển tốt. Hỗn hợp đất thường gồm than bùn, Đá Vermiculite, Đá perlite… Các nguyên liệu hỗ trợ gồm đá sỏi, xỉ than, đá núi lửa (trang trí hoặc tạo sự thông thoáng chống úng), than hoạt tính (giúp lọc nước, hút ẩm, cải thiện oxy cho bộ rễ và khử mùi, chống mốc), các loại rêu (tạo mảng xanh giúp giữ ẩm)…

Tuy gọi là hệ sinh thái khép kín nhưng Terrarium dạng kính cũng cần sự chăm sóc thường xuyên và tỉ mỉ để đảm bảo sự cân bằng ổn định của nó, nhất là duy trì độ ẩm. Nếu trên nắp hoặc thành bình xuất hiện ngưng tụ hơi nước quá nhiều, chảy thành dòng thì cần mở nắp bình để tạo sự thông thoáng cần thiết (khoàng 1 tuần 1 lần) và ngăn chặn nấm mốc phát triển. Ngược lại hệ sinh thái Terrarium kín này cũng sẽ cần cung cấp thêm nước nếu không xuất hiện sự ngưng tụ hơi nước vào buổi sáng sớm hoặc khi thảm thực vật đang héo dần.

Terrarium mở (Open Terrariums)

Ngược lại Terrarium mở là hệ sinh thái không khép kín đối với bên ngoài. Terrarium mở thường phổ biến hơn với đa dạng loại hình môi trường và thực vật khác nhau. Loại hình này cũng rất phổ biến với người chơi mới với các loại thực vật phù hợp ưa khô và cần nhiều ánh sáng như: Cây sen đá, xương rồng, cây trồng trong nhà khác…

Một số mẫu chậu cây Terrarium dạng mở đẹp phổ biến

Một số mẫu chậu cây Terrarium dạng mở đẹp phổ biến trên thị trường

Tương tự, việc chăm sóc Terrarium mở cũng cần đảm bảo về nguồn dinh dưỡng, sự thông thoáng, độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để cây phát triển. Việc chọn lựa các loại cây để phối hợp với nhau cũng là một vấn đề mà người chơi phải tìm hiểu kỹ để tránh tình trạng không tương thích dẫn đến úng hoặc khô hạn mà chết.

Open Terrariums chỉ thích hợp trồng các loại thực vật, ko thích hợp để nuôi các loại động vật như bò sát, nhên, bọ cạp, sâu bọ khác… vì chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài môi trường.

15 loại môi trường Terrarium phổ biến hiện nay

Như Homegift.vn đã nêu, nghệ thuật Terrarium có sự sáng tạo gần như không giơi hạn tùy theo các loại bốc cục, môi trường, cây cảnh và phong cách chơi khác nhau. Ở trên ta đã phân biết 2 loại Terrarium dạng kín và mở, dưới đây tôi xin tiếp tục giới thiệu 15 loại Terrarium phân biệt dựa theo môi trường hoặc thành phần sinh vật (loại cây và động vật), mời các bạn cùng tham khảo nhé:

1. Aquarium (Bể thủy sinh)

Video hướng dẫn setup/decor một khu rừng dưới nước tuyệt đẹp

1. Aquaterrarium (Hồ bán cạn)

Aquaterrarium là một dạng môi trường lưỡng tính bao gồm một phần dưới nước và một phần trên cạn hay còn gọi là bán cạn. Aquaterrarium phổ biến khá sớm khi một số nhà sinh vật học hoặc người sưu tầm tạo ra để nuôi các loại rùa, cá sấu vốn có thể sống được cả trên cạn lẫn dưới nước.

Tùy theo tỉ lệ nước và thành phần mà Aquaterrarium phân chia thành một số dạng sau: Paludarium, Riparium, Rivarium.

3. Paludarium

Paludarium hay còn gọi là hồ bán cạn. Nguồn gốc tên gọi từ tiếng Latin Palus có nghĩa là đầm lấy. Paludarium mô phỏng theo một đầm lầy. Nó đặc trưng bởi lượng nước ít và có nhiều loài thực vật sống bán cạn. Có thể chứa động vật lưỡng cư và côn trùng.

4. Riparium

Riparium: Nguồn gốc tên gọi từ tiếng Latin ripa có nghĩa là bờ sông. Riparium mô phỏng theo một đoạn bờ sông. Nó đặc trưng bởi tỉ lệ nước lớn (thường chiếm trên 50%) và thảm thực vật hoặc dễ cây dày đặc.

Bể-thủy-sinh-Paludarium-dạng-Riparium

Bể thủy sinh dạng Riparium

5. Rivarium

Rivarium: Nguồn gốc từ tiếng latin rivus cũng có nghĩa là sông suối. Rivarium mô phỏng theo một đoạn sông suối với đặc trưng nhiều sỏi đá mực nước tương đối thấp (<50%). Thực vật tiêu biểu là các dạng cây bán cạn, trên cạn hoặc có thể nổi trên nước hoặc treo ở các cạnh. Rivarium cũng có thể chứa động vật thủy sinh.

Bể thủy sinh dạng Rivarium

Bể thủy sinh dạng Rivarium

6. Rainforest Terrarium

Mô phỏng môi trường sống của động thực vật của rừng mưa nhiệt đới.

Rainforestterrarium Mô phỏng môi trường sống của động thực vật của rừng mưa nhiệt đới.

Rainforest Terrarium rừng mưa nhiệt đới

7. Forestterrarium

Đây là một loại Terrarium mô phỏng sinh cảnh các khu rừng hoặc một phần của nó. Nó là dạng chuyển tiếp giữa một terrarium khô và terrarium rừng mưa nhiệt đới.

Forest Terrarium

Forest Terrarium

8. Desertterrarium

Desertterrarium thuộc dạng dạng Dryterrarium mô phỏng sa mạc, chất nền của loại terrarium này là lớp cát sâu hoặc hỗn hợp đất sét – cát. Terrarium sa mạc thường chỉ trồng rất ít cây và thường là các loại cây chịu hạn tốt như các loại xương rồng, sen đá, cây thuộc họ mọng nước hoặc thuộc nhóm thực vật CAM.

Desert Terrarium

Desert Terrarium khá phổ biến ngày nay

9. Steppeterrarium

Steppeterrarium cũng thuộc dạng dạng Dryterrarium. Một dạng terrarium mô phỏng thảo nguyên khô, chuyển tiếp của terrarium sa mạc và terrarium savan.

Steppe Terrarium

Steppe Terrarium

10. Savannaterrarium

Savannaterrarium cũng thuộc dạng dạng Dryterrarium mô phỏng hệ sinh thái trảng cỏ. Mô hình có chứa thực vật, đá và gỗ. Nó có thể chứa bụi gai nhỏ thân hóa gỗ.

SavannaTerrarium in Aquarium

Một mô phỏng Savanna Terrarium được xây dựng dưới nước (Aquarium)

11. Rockterrarium

Rockterrarium thuộc dạng dạng Dryterrarium cuối cùng, nó mô phỏng cảnh quan bãi đá, vách núi và thường ít thực vật.

12. Formicarium

Dạng terrarium mô phỏng môi trường sống tự nhiên của kiến.

13. Insectarium

Insectarium là dạng terrarium mô phỏng môi trường sống ngoài tự nhiên của côn trùng. Insectarium thường thấy trong các bảo tàng, bảo tồn về côn trùng. Một số người chơi yêu thích công trùng cũng làm các bể Insectarium trong nhà tuy nhiên không nhiều.

Insectarium là dạng terrarium mô phỏng môi trường sống ngoài tự nhiên của côn trùng.

14. Penguinarium:

Mô phỏng môi trường lạnh ở các địa cực, với sinh vật chủ yếu có thể là các loài chim cánh cụt, gấu trắng, cá… Dạng Terrarium này ít phổ biến chủ yếu dành cho kinh doanh hoặc vườn thú trưng bày.

Một khu vực Penguinarium tại công viên Loro Parque Tây Ban Nha

15. Vivarium:

Vivarium xuất phát từ trong tiếng Latin mang nghĩa chỗ sống, nó còn được gọi là hộp sinh thái hoặc lớn hơn là phòng sinh thái, phòng kính, và là một khu vực khép kín, nuôi nhốt và chăm sóc để quan sát hoặc nghiên cứu động thực vật. Nghĩa của Vivarium khá tương đồng với Terrairium đều chỉ chung về một môi trường sống nhân tạo được thu nhỏ và tách biệt với xung quanh. Tuy nhiên Vivarium thường dùng chỉ một môi trường sinh thái tương đối đầy đủ và khép kín bao gồm cả đất, không khí, động thực vật. Vivarium thường áp dụng ở quy mô nghiên cứu khoa học hoặc môi trường giả lập thực tế lớn trong khi Terrarium thường dùng ở quy mô nhỏ như trang trí hoặc triển lãm nghệ thuật.

Một số loại chậu Terrarium bán phổ biến