Các bệnh lý tuyến giáp hầu như lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm TG là một trong những xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp được MEDLATEC triển khai và thực hiện, cho kết quả chính xác, độ tin cậy cao.
18/01/2020 | Ung thư tuyến giáp di căn có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?25/12/2019 | Xét nghiệm Anti – Tg giúp theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp12/08/2019 | Xét nghiệm Tg và 5 điều cần biết
1. Xét nghiệm TG là gì?
TG hay Thyroglobulin là một glycoprotein chỉ được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp. Sau quá trình tổng hợp TG được giải phóng một phần nhỏ vào huyết thanh cùng với các hormone tuyến giáp. Tuy nhiên không phải loại ung thư tuyến giáp nào cũng sản xuất ra TG. Trong các loại ung thư tuyến giáp sau ung thư tế bào Hurthle, ung thư thể nang và ung thư thể nhú thì nồng độ TG trong huyết thanh thường tăng.
Xét nghiệm TG giúp phát hiện nồng độ bất thường của TG trong huyết thanh của người bệnh. Nhờ đó phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng và một số bệnh lý tuyến giáp nói chung. Ngoài ra kết quả xét nghiệm còn có tác dụng theo dõi mức độ tái phát của bệnh nhân sau khi điều trị ung thư tuyến giáp.
2. Xét nghiệm Tg được chỉ định khi nào?
2.1. Trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp
– Chẩn đoán 2 thể ung thư tuyến giáp đã kể trên: thể nang và thể nhú.
Thăm khám lâm sàng trước khi tiến hành xét nghiệm
– Xét nghiệm này kết hợp xét nghiệm TSH (một loại hormone kích thích tuyến giáp) trước khi thực hiện điều trị ung thư tuyến giáp. Mục đích xét nghiệm nhằm kiểm tra trong huyết thanh có tồn tại TG hay không. Nếu trong huyết thanh xuất hiện TG thì cần xét nghiệm định kỳ để kiểm tra mức độ tái phát của bệnh sau điều trị.
– Xét nghiệm này được chỉ định để xác định nguyên nhân gây nên bệnh cường giáp. Theo dõi quá trình và hiệu quả điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng.
– Kết hợp xét nghiệm TG, Anti-TG, Anti TPO để tìm nguyên nhân gây nên bệnh suy giáp có phải do các tự kháng thể tuyến giáp hay không.
Lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành làm xét nghiệm
Ngoài ra xét nghiệm này còn được chỉ định để xác định nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em.
2.2. Trong điều trị và theo dõi ung thư tuyến giáp tái phát
– Chỉ định xét nghiệm TG trước và sau phẫu thuật để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Kết quả xét nghiệm giúp xác định được phẫu thuật đã loại bỏ hết các khối u ung thư hay chưa.
– Kết hợp hai xét nghiệm TG và Anti-TG để theo dõi mức độ tái phát của ung thư.
Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nhưng diễn biến bệnh phức tạp thì cần kích thích TG bằng hormone kích thích tuyến giáp TSH người tái tổ hợp (RH TSH). Lúc này mới có thể phát hiện được mức độ tái phát của ung thư.
Biểu hiện thường thấy là nồng độ TG trong huyết thanh thấp, kết quả xét nghiệm Anti-TG dương tính dẫn đến mức độ TG khi bệnh tái phát là rất thấp. Do đó mới cần kích thích như trên để dễ dàng hơn trong việc phát hiện.
3. Ý nghĩa của xét nghiệm TG
Giá trị TG ở người bình thường là 0,2 đến 50 ng/mL, tuy nhiên giá trị này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện của phòng xét nghiệm. Sau khi sinh 48 giờ nồng độ TG có thể đạt 36 đến 38 ng/mL. Chỉ có 9% người bình thường có giá trị TG thấp dưới 10 ng/mL.
Giá trị bình thường của Anti-TG dưới 4 IU/mL ở mọi độ tuổi.
Giá trị TG có thể tăng hoặc giảm trong một số trường hợp sau:
3.1. Lượng TG tăng
Giá trị TG tăng lên thể hiện một số điều sau:
– Các thể ung thư tuyến giáp biệt hóa chưa được điều trị hoặc ung thư đã đến giai đoạn di căn. Lưu ý TG không tăng trong các thể ung thư tuyến giáp anaplastic (không biệt hóa) và ung thư tuyến giáp thể tủy cùng một số ung thư hiếm gặp khác.
– Độ nhạy khi phát hiện TG ở giai đoạn sau phẫu thuật là kích thước khối u nhỏ hơn 2cm. Cùng với đó là mức độ TG trước khi thực hiện phẫu thuật rất cao. Tuy nhiên trước khi thực hiện phẫu thuật mà lượng TG của bệnh nhân thuộc khoảng giá trị bình thường thì không được lấy kết quả xét nghiệm TG để đánh giá hiệu quả điều trị.
– Sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu lượng TG sẽ tăng lên nếu có tình trạng tái phát bệnh. Trong 10 năm đầu tiên sau điều trị có đến hơn 10% bệnh nhân tái phát và tỷ lệ này giảm còn 5% ở những năm tiếp theo.
Xét nghiệm Tg rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị các bệnh lý tuyến giáp
– TG có thể tăng ở một số bệnh tuyến giáp lành tính như sau: Basedow, u hạch lành tính, u giáp lành tính, viêm tuyến giáp cấp,…
3.2. Lượng TG giảm
Lượng TG có thể giảm ở một số trường hợp sau:
– Hiện tượng suy giáp do bướu cổ của trẻ em.
– Nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo.
4. Một số điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm
Không sử dụng phương pháp xét nghiệm này để sàng lọc số lượng lớn bệnh nhân do tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở Việt Nam rất thấp. Ở nữ tỷ lệ 27/1 triệu và ở nam là 13/1 triệu. Sử thay đổi TG có thể do một số nguyên nhân khác gây ra mà chúng tôi đã trình bày ở mục trên.
Xét nghiệm này không sử dụng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp mà đây chỉ là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán. Để chẩn xác định ung thư tuyến giáp cần thực hiện phương pháp sinh thiết sau đó quan sát mô tuyến giáp dưới kính hiển vi.
Thực hiện xét nghiệm TG và Anti TG đồng thời để kết quả xét nghiệm được chính xác. Do Anti-TG kết hợp với TG dễ sai lệch giá trị thật của TG.
Phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp nhất là ung thư thì tỉ lệ chữa khỏi là khá cao. Xét nghiệm TG đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp mà MEDLATEC triển khai và thực hiện.
Nếu có vấn đề thắc mắc về xét nghiệm hay các vấn đề về thăm khám bệnh thì hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.