Thận nằm ở đâu? Vị trí của thận trên cơ thể và chức năng

Thận nằm ở đâu? Vị trí của thận trên cơ thể và chức năng

Thận nằm ở đâu trong cơ thể

Vùng vỏ thận được cấu tạo các nhu mô thận. Nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị chức năng gọi là nephron. Mỗi nephron gồm một tiểu thể thận và một hệ thống ống sinh niệu. Trong đó, hệ thống ống sinh niệu gồm: các tiểu quản lượn, ống lượn gần, ống lượn xa, ống thu thập và quai Henle.

Chức năng của thận

Sau khi nắm được vị trí của thận và cấu tạo cơ bản của cơ quan này, bạn có thể dễ dàng hình dung chức năng của thận. Thận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Lọc máu và loại bỏ chất thải, chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể là chức năng chính của thận. Mỗi ngày, thận khỏe mạnh có thể lọc được khoảng nửa cốc nước mỗi phút. Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữ lại các tế bào máu và protein.
  • Bài tiết nước tiểu. Khi máu đi vào động mạch thận đến cầu thận thì thành mỏng của cầu thận sẽ cho phép các phân tử nhỏ như nitơ, creatinin và axit theo nước đi ra ngoài. Sau đó một lần nữa hệ thống ống dẫn sẽ tái hấp thu nước cùng các khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước tiểu chính thức sẽ đi theo ống niệu quản đến bàng quang và được dự trữ tại đây cho đến khi bạn đi tiểu.
  • Vai trò nội tiết như: tiết renin giúp kiểm soát huyết áp, tiết ra erythropoietin để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu, giữ cho xương chắc khỏe khi tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3.

Các bệnh lý về thận và cách bảo vệ sức khỏe thận

Nhiều rối loạn khác nhau trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến thận. Những tình trạng bệnh lý ở thận phổ biến bao gồm:

  • Bệnh thận mãn tính.
  • Ung thư thận.
  • Suy thận.
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận).
  • Sỏi thận.
  • Hội chứng thận đa nang.

Ngoài ra, còn rất nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến thận khác như: nhiễm toan chuyển hóa, tăng ure huyết, hội chứng thận hư, bệnh thận do tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường,…

vị trí của thận để chăm sóc

Làm thế nào để giữ cho thận khỏe mạnh?

Để bảo vệ sức khỏe của thận, quan trọng nhất là bạn cần khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về thận bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
  • Ăn ít muối
  • Uống đủ nước
  • Tăng cường vận động thường ngày.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc này có thể gây tổn thương thận nếu bạn sử dụng quá nhiều
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Theo dõi và kiểm soát huyết áp ổn định
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn đang bị tiểu đường

Trên đây là những thông tin về cấu tạo, vị trí của thận cũng như chức năng của thận. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe thận và biết cách giữ cho thận luôn khỏe mạnh.