Thể nhân là gì? Quy định về năng lực pháp luật của thể nhân?

Thể nhân là gì

Trong một số tài liệu về pháp luật, thường hay sử dụng cụm từ thể nhân. Tuy nhiên, có không ít người không hiểu và nhầm lẫn về cụm từ này. Vậy thể nhân là gì và các quy định mới nhất về năng lực pháp luật của thể nhân như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. Thể nhân là gì?

Trong luật học, thể nhân là một con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan và bị các quy luật tự nhiên chi phối, là cá nhân được pháp luật công nhận từ khi sinh ra cho đến khi mất đi với tư cách là một cá nhân trước pháp luật và xã hội, được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ và nhận được sự bảo vệ từ pháp luật, ngược lại với pháp nhân, là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.

Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp quy hiện nay, như Bộ luật Dân sự năm 2015, lại không sử dụng khái niệm thể nhân, mà thay vào đó là khái niệm cá nhân.

Thể nhân tiếng Anh có nghĩa là: Person.

In jurisprudence, person is a human being perceived through the senses and governed by the laws of nature, an individual recognized by law from birth to death as is an individual before the law and society, enjoy rights, obligations and receive protection from the law, in contrast to a legal entity, is an organization with independent legal status, can participate participate in economic, political, social activities … according to the provisions of the law.

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự?

2. Các quy định mới nhất về năng lực pháp luật của thể nhân:

Tại Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật của thể nhân (cá nhân) như sau:

+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

+ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng, không ai bị hạn chế, bị phân biệt đối xử, cho dù khác nhau về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp … năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, không thay đổi với bất kỳ lý do gì, nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó và cũng không tự mất đi, trừ trường hợp cá nhân đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Tuy nhiên, việc trong trường hợp Tòa án tuyên bố chết thì vẫn có thể khôi phục lại khi người bị tuyên bố trở về và có yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết.

* Nội dung năng lực pháp luật dân sự

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Theo đó, thì quyền nhân thân không gắn với tài sản có thể được hiểu là quyền của mỗi cá nhân có họ tên, quyền khai sinh khi được sinh ra, quyền khai tử khi chết đi, quyền được sống không ai được phép xâm phạm đến tính mạng của người khác trừ trường hợp được pháp luật cho phép, quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm …Theo quy định của BLDS về quyền sỡ hữu bao gồm ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Quyền thừa kế, có thể hiểu là quyền của người có di sản có quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai cũng như được hưởng phần di sản nếu được cho theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật. Ngoài quyền sỡ hữu, quyền thừa kế, điều luật còn ghi nhận cá nhân còn có quyền khác đối với tài sản. Cá nhân khi thực hiện, xác lập các quan hệ dân sự thì có quyền và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh.

Bên cạnh đó, tại Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự về nhân thân được quy định chung cho tất cả các chủ thủ là cá nhân thì cá nhân đó tự có và tự chịu trách nhiệm, không thể chuyển giao, không bị hạn chế, cũng như các chủ thể không thể tự thỏa thuận với nhau về việc hạn chế về quyền nhân thân của nhau. Đây chính là đặc điểm để phân biệt giữa quyền nhân thân và các quyền khác.

Xem thêm: So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân

3. So sánh thể nhân và pháp nhân:

Thể nhân Pháp nhân – Tư cách thể nhân là đương nhiên và vô điều kiện:

+ Mọi người đều là thể nhân từ khi sinh ra đến chết.

+ Một án tử vong (mất tích) nếu sau đó xuất hiện thì tòa án phải phục hồi tất cả quyền cơ bản của người đó.

– Thể nhân có 3 loại:

+ Thể nhân có đầy đủ năng lực và hành vi: phải 18 tuổi trở lên và phát triển bình thường, không bị cấm quyền, được quyền tham gia mọi quan hệ pháp luật.

+ Thể nhân không hay chưa có năng lực hành vi: người mắc bệnh tâm thần, chưa trưởng thành, việc hành xử thông qua người thân (đại diện).

+ Thể nhân có năng lực hành vi không an toàn: ngừi bình thường đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.

– Thể nhân không có tính chuyên nghiệp: có sự thay đổi nghề một cách linh hoạt.

– Tư cách pháp nhân bình đẳng về mặt pháp lý, được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.

– Quốc tịch: có một hay đa quốc tịch.

– Quan hệ pháp luật về hình sự: phái gánh chịu những chế tài về hình sự.

– Tư cách pháp nhân:

+ Do pháp luật cấp như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì tư cách pháp nhân kết thúc.

– Điều kiện cơ bản một tổ chức có tư cách pháp nhân:

+ Phải được thành lập hợp pháp.

+ Phải có một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh thống nhất, có bộ phận quản lý chịu trách nhiệm về pháp lý.

+ Phải có tài sản riêng: mục đích để hoạt động theo mục đích thành lập, là cơ sở để bồi thường thiệt hại cho các chủ thể khác.

+ Phải có danh nghĩa riêng và nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật được thể hiện qua tên gọi, loại hình hoạt động, ngành nghề…

– Pháp nhân mang tính chuyên nghiệp: có ngành nghề cụ thể, nhất định, phải đăng ký khai báo rõ ràng.

– Tư cách pháp nhân: bất bình đẳng, có 2 loại:

+ Công pháp: hoạt động vì công ích.

+ Tư pháp: hoạt động vì lợi ích của mình.

– Quốc tịch: chỉ có 1 quốc tich duy nhất.

– Quan hệ về hình sự: không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (không là đối tượng chế tài hình sự).

Xem thêm: Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì? Quy định về mất và hạn chế năng lực hành vi dân sự?

4. Năng lực hành vi dân sự của thể nhân:

Bên cạnh các quy định về năng lực pháp luật của thể nhân, pháp luật còn quy định về năng lực hành vi dân sự của thể nhân (cá nhân) tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hoạt động nào đó, hành vi là là cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Vì vậy ở phương diện này thì năng lực hành vi là khả năng xử sự và kiểm soát làm chủ các xử sự đó của cá nhân.

Theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 của BLDS chúng ta thấy rằng pháp luật đã thừa nhận năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi mức độ đó, các cá nhân có quyền tham gia giao dịch dân sự trong một phạm vi tương ứng, cụ thể như sau:

* Năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

* Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là “giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” và “phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu như học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

* Không có năng lực hành vi dân sự

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.

* Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

* Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.