Thiền sư An Lạc Hạnh là một vị hòa thượng rất nổi tiếng, được nhiều người biết tới với những bài giảng kinh Phật sâu sắc và đầy ý nghĩa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử, cuộc đời và đạo nghiệp của ngài qua bài viết sau đây nhé!
Tiểu sử Thiền sư An Lạc Hạnh
Thiền sư An Lạc Hạnh có thế danh là Lê Văn Thanh, sinh năm 1935 và chưa rõ cụ thể ngày tháng sinh. Người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khó tại làng Tân Trạch, thuộc xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Mặc dù ngài được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, thương dân. Thế nhưng ngay từ thuở nhỏ ngài đã được cha mẹ dạy dỗ vô cùng cẩn thận, khuyên bảo ngài nên biết hướng thiện và tích phúc đức bằng việc giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình.
Thuở niên thiếu, thiền sư An Lạc Hạnh đã có cơ duyên gặp được một vị hòa thượng, và ngài đã theo vị này học đạo tại tịnh xá Bửu Pháp, thuộc núi Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1960, ngài chính thức xuất gia để trở thành hòa thượng theo hệ phái Khất sĩ, do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Khi này ngài chính thức lấy pháp danh là Thích Giác Sự, chọn cách sống một cuộc đời đơn giản, hiến dâng tất cả cho Phật pháp, phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn,…
5 năm sau, vào năm 1965, thiền sư An Lạc Hạnh được thọ giới Tỳ kheo tại tịnh xá Liên Hoa, tỉnh Bình Dương, dưới sự chứng kiến của Thượng tọa Thích Giác Phước. Hiện nay, ngài đang giữ chức vụ phó ban đại diện Phật giáo Tân Uyên, đồng thời còn là ủy viên ban Trị sự của tỉnh hội Bình Dương suốt từ năm 1987 cho đến nay.
Thiền sư An Lạc Hạnh hiện đang tu hành ở chùa nào?
Hiện nay, thiền sư An Lạc Hạnh đang làm trụ trì ở tịnh xá Liên Hoa, thuộc tỉnh Bình Dương. Đây là một tịnh xá nhỏ, đã được xây dựng từ hàng chục năm về trước. Vào năm 1988, ngài đã bắt đầu cho trùng tu tịnh xá lần đầu tiên tại khu vực chánh điện. Tiếp theo đó vào năm 1991, ngài đã cho xây dựng mới ngôi giảng đường của tịnh xá để khiến nó trở nên khang trang, đẹp đẽ, sạch sẽ hơn, từ đó tạo điều kiện cho chư Tăng ni, Phật tử từ khắp mọi nơi có thể đến để tu hành.
Đến đầu năm 2000, thiền sư An Lạc Hạnh đã cho an vị bức tượng Di Lặc có chiều cao 1m8, được làm hoàn toàn bằng đá xanh Bửu Long. Tiếp tục việc trùng tu tịnh xá, vào năm 2005, ngài đã cho xây dựng thêm hai công trình Phật sự tại tịnh xá Liên Hoa, bao gồm hòn giả sơn non bộ vô cùng đẹp mắt, cùng với đó là tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát có chiều cao lên đến 5m được đặt trên thuyền Bát Nhã có chiều cao tới 4m, mặt trước của bức tượng được hướng ra phía ngã ba sông Đồng Nai. Nhờ đó mà tịnh xá Liên Hoa ngày càng trở nên đẹp mắt, trang trọng và hấp dẫn hơn.
Tịnh xá Liên Hoa có điều gì nổi bật?
Thiền sư An Lạc Hạnh vốn là trụ trì của Tịnh xá Liên Hoa. Đây còn là nơi được chúng Phật tử gần xa tìm đến vào mỗi dịp lễ đặc biệt của đạo Phật, hoặc nhân những ngày lễ quan trọng trong năm nhằm mục đích cúng bái, cúng dường Phật thánh, tích lũy công đức của bản thân.
Tại cổng Tam quan của Tịnh xá Liên Hoa nằm ở phía hướng ra chợ Uyên Hưng có hai câu đối được ghi như sau: “Thiền môn trực chỉ Liên Hoa Tạng; Tịnh xá chọn truyền Diệu Pháp Khai”. Hai câu đối này chính do thiền sư An Lạc Hạnh sáng tạo nên, đã bộc lộ ý tưởng thành tâm của ngài tới với đông đảo chư Phật tử mỗi khi nhìn thấy.
Tịnh xá Liên Hoa được trùng tu lần đầu tiên vào năm 1982, chánh điện của tịnh xá là một tòa nhà có hình bát giác uy nghiêm, bao gồm một khuôn viên có tập hợp rất nhiều các cây to lớn tỏa bóng mát, trong đó có một cây Bồ đề đã hơn 20 năm tuổi với những tán lá rộng rạp vô cùng thích mắt. Giảng đường bên trong tịnh xá luôn chìm trong bầu không khí tĩnh lặng, tôn nghiêm với cách bài trí hài hòa, hợp lý.
Vào các ngày cúng hội, thường tổ chức mỗi tháng hai lần, ngày cúng Thọ Bát Quan Trai sẽ diễn ra vào các mùng 8 và 23, các ngày lễ truyền thống của Phật giáo, ngày giỗ tổ (diễn ra ngày mùng 1-2),… Tại tịnh xá Liên Hoa hay gõ chuông, theo tiếng trầm bổng của chiếc Đại hồng chung (có trọng lượng nặng tới 200kg), chúng Phật tử từ các nơi xa gần sẽ lũ lượt tìm về tịnh xá để thắp nhang lạy Phật, với mong muốn cầu bình an, khỏe mạnh, thịnh vượng cho bản thân và cho cả gia đình.
Thiền sư An Lạc Hạnh có bài giảng nào hay nhất?
Thiền sư An Lạc Hạnh là một người có đời sống vô cùng bình dị, đơn giản đến chân chất. Ngài luôn hài hòa cách sống và giao tiếp trong mọi tầng lớp xã hội, từ giàu có cho đến bình dân, kể cả trong đời lẫn đạo. Ngài luôn quan niệm rằng, các vị Tổ sư ra đời với mục đích là để cứu khổ cứu nạn, ban vui cho chúng sinh. Chính vì lẽ đó, ngài đã quyết tâm một lòng dâng hiến tất cả cuộc đời mình cho Phật pháp, phát lên 12 lời đại nguyện tu hành, chủ trương sống một cuộc đời giản dị, tự cung tự cấp trên một mảnh đất rộng 7 hecta do được chư Phật tử đóng góp để làm kinh tế mới, trồng trọt sinh sống hàng ngày.
Bên cạnh việc phổ độ chúng sinh, đọc sách và truyền bá Phật pháp hàng ngày, thiền sư An Lạc Hạnh còn vô cùng am hiểu về Đông y, thường xuyên giúp đỡ người dân chữa trị một số chứng bệnh phổ biến thường gặp. Ngài đã từng nhận được chứng nhận và bằng khen của hội chữ thập đỏ các tỉnh thành cho những đóng góp không ngừng nghỉ đối với xã hội của bản thân. Ngài còn rất biết nắm bắt công nghệ thông tin, tự mình lập ra kênh Youtube để chia sẻ những bài giảng Phật pháp hay nhất của bản thân đến với đông đảo chư Phật tử, chúng Tăng ni gần xa.
Sau đây là một số bài giảng hay nhất của thiền sư An Lạc Hạnh mà bạn có thể tham khảo tại kênh Youtube riêng của thầy:
– Mười ba cảnh giới thiền định
– Chuyển đổi tâm lành
– Câu chuyện độ tứ đại lực quỷ vương
– 5 trọng tội ngỗ nghịch
– Chuyện ông Năm chèo
– Có nghiệp thì phải trả
– Điều phục tâm
– Thần linh ủng hộ người tu chân chánh
– Khai sáng tâm pháp
– Sức tin bền vững…