Bản vẽ thi công (hoặc các thuật ngữ khác như bản vẽ biệt thự hay bản vẽ chi tiết nhà biệt thự) chắc hẳn nhiều người đã nghe qua nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Đặc biệt, nhiều gia chủ muốn nắm bắt được loại tài liệu này để có cách quản lý việc xây nhà sau khi đã có phương án thiết kế biệt thự hoặc phương án thiết kế nhà phố mỹ mãn.
Đã có những bài viết chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc những mẫu biệt thự đẹp thuộc các phong cách khác nhau từ hiện đại đến cổ điển. Nhằm cung cấp đến bạn đọc những kiến thức tổng quát về thiết kế nhà đẹp và thi công an toàn, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ dành để trao đổi về bản vẽ thi công và các vấn đề liên quan đến nó.
BẢN VẼ THI CÔNG LÀ GÌ?
Theo một cách hiểu đơn giản nhất nhưng đầy đủ ý nghĩa nhất thì bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá,…
Bản vẽ thi công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng (hay thiết kế nhà đẹp). Và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra.
Trong nghị định số 46/2015/NĐ_CP của chính phủ ghi rõ “Bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế”. giá bản vẽ thiết kế nhà ở
Bản vẽ thi công nằm trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ thi công, trong bản vẽ thi công có lập dự toán và bóc tách khối lượng, do vậy sẽ giúp kiến trúc sư và các bộ phận liên quan dễ lên khối lượng nguyên vật liệu và dự toán kinh phí xây dựng cho công trình.
Đối với các kỹ sư thiết kế, bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ, bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế, bảng tính chọn thiết bị, bản vẽ cad,… Nhờ bản vẽ thi công, những người giám sát công trình sẽ dễ dàng quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng hơn.
BÊN NÀO CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP BẢN VẼ THI CÔNG?
Theo điều 11.1 và điều 11.2 thông tư số 26/2016/TT- BXD của chính phủ quy định về những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công như sau:
1, Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2, Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện. thiết kế thi công nhà trọn gói
BẢN VẼ HOÀN CÔNG ĐƯỢC LẬP THẾ NÀO?
Theo phụ lục II.1.a và b thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:
a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan có thẩm quyền đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của bản vẽ sẽ được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.
CÔNG TÁC THẨM TRA BẢN VẼ THI CÔNG
Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công là công đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án thẩm định công trình xây dựng. Công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công xây dựng được thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ đầu tư trong việc quản lý dự án hiệu quả hơn. Việc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư.
1, Những lợi ích của công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công
- Khắc phục các sai sót còn tồn tại trong quá trình tư thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho đồ án thiết kế.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả.
- Mang lại độ tin cậy cao cho đồ án thiết kế vì đã được những cán bộ, kỹ sư giỏi chuyên môn thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
2, Mục tiêu và nội dung của việc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công
Công việc thẩm tra bản vẽ thi công sẽ được thực hiện với mục tiêu và nội dung công việc như sau:
Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công để kiểm tra mức độ phù hợp của bãn vẽ thiết kế kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
- Kiểm tra và đánh giá sự hợp lý của các giải pháp tư vấn giám sát công trình.
- Đánh giá các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho phương pháp tư vấn giám sát xây dựng.
- Kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của công trình xây dựng, khả năng chịu lực cũng như tính ổn định của toàn bộ các hạng mục công trình, các kết cấu chi tiết.
- Đánh giá sự hợp lý của thiết bị công nghệ và dây chuyền kỹ thuật sử dụng.
- Kiểm tra phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động khi thi công.
- Đánh giá năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế và cá nhân thiết kế bản vẽ thi công.
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Kiểm tra chất lượng, khối lượng thiết kế đảm bảo đầy đủ tất cả các hạng mục công trình theo yêu cầu và mục đích sử dụng của chủ đầu tư.
- Đánh giá mức độ chất lượng thiết kế thi công, các giải pháp thiết kế kết cấu phải đảm bảo an toàn cho công trình, mức độ khả thi để triển khai thi công.
- Giải trình bảo vệ thiết kế để các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bản vẽ thi công. Hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích, thiết thực. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn các vấn đề về các bản vẽ thiết kế biệt thự hoặc bản thiết kế biệt thự mini hay bản vẽ thiết kế biệt thự sân vườn.