Thoát vị đĩa đệm sau sinh là tình trạng hay gặp ở phụ nữ sau khi lâm bồn. Các bà mẹ thường chọn sinh thường hoặc sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Thoát vị đĩa đệm sau sinh mổ hay sinh thường nguy hiểm hơn?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất dịch bôi trơn khớp thoát ra khỏi bao hoạt dịch, khi cử động các khớp cột sống đè lên dây thần kinh đi ra từ tủy sống gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Phụ nữ khi mang thai do trọng lượng của thai nhi đè nén trực tiếp vào cột sống vùng thắt lưng hông nên cơ thành bụng cũng bị căng ra và yếu đi. Do đó dịch khớp bị ép ra khỏi bao khớp và đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm thai kì cũng như sau sinh.
Một nguyên nhân nữa là tình trạng thiếu hụt canxi của bà mẹ khi mang thai, lượng canxi cung cấp không đủ cho thai nhi và người mẹ dẫn tới loãng xương, cùng với thoát vị. Bà bầu thường không để ý đến các cơn đau cột sống do lầm tưởng và khó phân biệt với nhiều cơn đau trong trong thời kì mang thai, dẫn tới sự chủ quan có thể làm trầm trọng hơn diễn biến của bệnh.
Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi mà ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, khi đã biết mình bị thoát vị các bà mẹ cũng cân nhắc lựa chọn giữa sinh thường và sinh mổ sao cho đảm bảo sức khỏe của mình trong thời kì nuôi con và cho con bú.
Đối với sinh thường : Các cơn co tử cung khi lâm bồn sẽ làm tăng lực ép lên cột sống cùng với sự phối hợp các cơ thành bụng, khối thoát vị có nguy cơ gia tăng và làm thoát vị thêm nhiều đốt sống khác lân cận. Do đó tùy tình trạng bị thoát vị mà bà bầu nên chọn sinh thường hay không. Ưu điểm của sinh thường là bà mẹ phục hồi nhanh chóng, em bé bú mẹ được luôn, không làm thêm bất cứ thủ thuật nào ảnh hưởng tới mẹ.
Đối với sinh mổ : Phương pháp này có ưu điểm là bà bầu không chịu đau đớn do cơn co tử cung, không có gánh nặng cho cột sống, diễn ra nhanh, khối thoát vị không bị tác động. Tuy nhiên, sau đó bà mẹ không cho bú được ngay mà phải khâu lại vết mổ, uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, chăm sóc vết mổ thật tốt và lâu hồi phục. Em bé sẽ gặp những vấn đề về miễn dịch nhất định khi không được bú mẹ ngay sau khi sinh ra.
Qua đây ta có thể thấy khi bị thoát vị mà sinh thường thì sẽ dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do đó phải căn cứ vào tình hình thực tế của bà mẹ và nghe theo lời khuyên của các bác sĩ tư vấn để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh
Sau sinh là thời kì quan trọng vì người mẹ vừa phải hồi phục cơ thể sau khi vượt cạn vừa phải chăm sóc cho em bé khỏe mạnh, một số mẹo chữa thoát vị cho phụ nữ sau sinh nên áp dụng thời kì này:
- Massage nhẹ nhàng là một cách hữu hiệu để giảm đau, cần thực hiện động tác với lực vừa phải không làm tăng tổn thương.
- Tập thể dục, yoga: Bà mẹ tranh thủ tập thể dục, yoga với những bài tập nhẹ vào thời gian rảnh, chủ yếu là các bài tập thư giãn.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung sắt, canxi, các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn để cơ thể tạo máu, tái tạo xương khớp. Đặc biệt dinh dưỡng đảm bảo giúp cho bà mẹ có đủ sữa nuôi con và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm sau sinh được tiến hành thuận lợi an toàn, tiết kiệm.
>>>>>>>>Có thể bạn nên biết : Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 bằng robot có khỏi hoàn toàn không?
Một số lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm sau sinh
Bà bầu nên lưu ý các vấn đề sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé khi bị thoát vị đĩa đệm:
- Không làm các công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hóa chất độc hại: Vừa giúp bảo vệ sức khỏe mẹ vừa đảm bảo thai nhi khỏe mạnh. Tránh tác động lên cột sống.
- Không sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, ma túy… là những thứ cần tránh để cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc bừa bãi: Đặc biệt là thời kì cho con bú, sử dụng các loại thuốc chữa thoát vị tràn lan sẽ làm tiết ít sữa, chất lượng sữa không đảm bảo cho trẻ em thời kì này. Thậm chí có thể ức chế tiết sữa do dùng thuốc không theo chỉ dẫn.
- Thực hiện các bài tập đòi hỏi những vận động khó, cường độ cao: Như xoay người, xoắn lưng, uốn dẻo, có thể một động tác tốt nhưng không thích hợp trong thời kì này.
Đó là một số lưu ý với phụ nữ khi bị thoát vị đĩa đệm sau sinh. Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé hãy cân nhắc những lưu ý trên. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia và lời khuyên của bác sĩ trong mọi tình huống.
Bài viết vừa rồi An Cốt Nam đã cung cấp nhiều thông tin mà các bà bầu quan tâm khi bị thoát vị trong thời kì mang thai cũng như thoát vị đĩa đệm sau sinh. Hy vọng đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.