Phí thường niên là khoản phí các ngân hàng thu của khách để duy trì các tính năng và dịch vụ. Phí thường niên thường áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ và giao dịch bằng tài khoản thanh toán, được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng.
1. Phí thường niên là gì?
Bất kỳ ai đang sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng cũng quá quen với cụm từ phí thường niên. Đây là một trong những khoản phí bắt buộc mà khách hàng phải thanh toán khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Ngân hàng thu phí thường niên nhằm mục đích thu lại khoản chi phí để bù đắp và xây dựng thêm các dịch vụ khác hỗ trợ khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về mức phí thường niên khác nhau.
Ngân hàng thu phí thường niên để xây dựng thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Nếu bạn chỉ mở tài khoản mà không sử dụng thẻ ATM thì sẽ không phải đóng phí thường niên. Thời gian thu phí được tính tròn năm bắt đầu từ ngày khách hàng đăng ký mở tài khoản.
Các ngân hàng thu phí thường niên bằng cách trực tiếp trừ tiền trong tài khoản của khách hàng, còn đối với thẻ tín dụng sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí. Trong trường hợp tài khoản của khách hàng không có tiền, ngân hàng sẽ trừ phí ngay sau khi bạn nạp tiền vào lần tiếp theo.
Tìm hiểu thêm:
So sánh phí giao dịch chứng khoán mới nhất 2022
2. Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Ngay khi bạn đăng ký mở tài khoản, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn số tài khoản và làm thẻ AMT. Khi nhận thẻ, khách hàng sẽ được nhận kèm theo một phong bì với đầy đủ thông tin về tài khoản và mã PIN ban đầu.
Tài khoản thu phí thường niên chính là tài khoản ngân hàng của thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ… Ngân hàng thu phí thường niên thông qua số tài khoản của bạn. Chỉ khi khách hàng đóng phí thường niên đầy đủ, ngân hàng mới cho phép thực hiện các giao dịch như: gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền,…
Phí thường niên được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng
3. Phân biệt phí thường niên và phí duy trì?
Khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, ngoài việc phải nộp phí thường niên, khách hàng phải đóng phí duy trì hàng tháng.
Phí duy trì hay còn được gọi là phí quản lý tài khoản – loại phí này được tính theo tháng, nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định thì bạn phải nộp phí duy trì. Thực chất, loại phí này là động thái ngân hàng kích thích khách hàng sử dụng tài khoản của ngân hàng mình thường xuyên hơn.
Tùy từng ngân hàng và từng loại tài khoản sẽ thu phí duy trì quản lý tài khoản khác nhau. Khi mở tài khoản, bạn cần phải nghiên cứu kỹ Biểu Phí của từng ngân hàng để không bị bất ngờ khi bị tính phí.
Ví dụ: Ngân hàng HSBC sẽ thu phí duy trì nếu tài khoản khách hàng ít hơn 3 triệu đồng và ngân hàng Techcombank thu phí duy trì đối với tài khoản ít hơn 2 triệu đồng, một số ngân hàng sẽ không thu phí duy trì dựa trên số dư tối thiểu của khách.
Ngân hàng thu phí thường niên thu theo năm và thu phí duy trì theo tháng
Mức phí duy trì tài khoản ngân hàng quốc tế thông thường sẽ cao hơn ngân hàng nội địa.
Phí duy trì tài khoản ngân hàng nội địa thường dao động trong khoảng từ 5.000đ đến 15.000đ/tháng.
Về cơ bản, phí thường niên và phí duy trì tài khoản là 2 loại phí khác nhau, phí thường niên thường sẽ cao gấp nhiều lần so với phí duy trì tài khoản. Khách hàng phải đóng phí thường niên cho ngân hàng nhưng có thể tránh đóng phí quản lý tài khoản bằng cách duy trì số dư tối thiểu ngân hàng yêu cầu trong tài khoản của mình.
4. Cập nhật phí thường niên các ngân hàng mới nhất
TOPI sẽ cập nhật mức phí thường niên và phí phát hành mới nhất của các ngân hàng giúp bạn tìm hiểu và cân nhắc xem nên mở tài khoản ở ngân hàng nào thì phù hợp. Các bạn lưu ý: Các ngân hàng sẽ áp dụng phí thường niên khác nhau cho các sản phẩm khác nhau và thường xuyên có sự điều chỉnh.
Mỗi ngân hàng có mức phí thường niên khác nhau cho từng sản phẩm
Ngân hàng
Phí thường niên
Phí phát hành
Agribank
100.000đ
100.000đ
ACB
300.000đ
Miễn phí
BIDV
200.000đ
Miễn phí
Bản Việt
Miễn phí
Miễn phí
Đông Á
200.000đ
Miễn phí
HD Bank
220.000đ
Miễn phí
Eximbank
300.000đ
Miễn phí
Pvcombank
300.000đ
Miễn phí
Sacombank
299.000đ
Miễn phí
Vietcombank
100.000đ
Miễn phí
Vietinbank
120.000đ
75.000đ
VPBank
250.000đ
Miễn phí
Tpbank
250.000đ
Miễn phí
Bảng mức phí trên có thể giúp các bạn tham khảo khi có ý định mở tài khoản ngân hàng. Khi đăng ký mở tài khoản bạn cần chú ý loại tài khoản, loại thẻ mình cần làm thuộc loại nào và mức phí chi tiết là bao nhiêu để không bị bất ngờ khi tài khoản bị trừ tiền.
Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về phí thường niên và phân biệt được phí thường niên với phí quản lý, duy trì tài khoản cũng như tìm được ngân hàng nào phù hợp với mình nhé.