Trong nông nghiệp thì nuôi ếch thịt được đánh giá là đầu tư không lớn. Nhưng lại có thể mang tới cuộc sống khấm khá hơn nhiều cho người nông dân. Và một trong những bí quyết đầu tư ít – thu về nhiều trong chăn nuôi ếch chính là ở phần thức ăn cho ếch. Vậy thức ăn của ếch là gì? Chi phí thức ăn cho ếch nuôi khoảng bao nhiêu? Mochifoods Mời bà con tham khảo.
Ếch ăn gì?
Người nông dân có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, tép, cá con, cua, tôm, ốc,… Ngoài ra, các loại cám gạo, cám ngô, bột ngô cũng được sử dụng nhiều. Hầu hết các mô hình nuôi ếch thường sử dụng 2 loại thức ăn chính này
Thức ăn của ếch trong tự nhiên (thức ăn tươi)
Loại thức ăn của ếch đầu tiên là nguồn thức ăn tự nhiên. Trên thực tế, thức ăn tươi mà bà con nông dân thường dùng nhất là các loại cá tạp, cá vụn trộn lẫn vào với nhau. Ngoài ra, thi thoảng cũng thay đổi bữa ăn của ếch phong phú hơn với các loại cá, tôm tép,… khác.
Vì luôn sẵn có, thậm chí cực kỳ dồi dào trong thiên nhiên nên dùng thức ăn tươi đương nhiên sẽ tiết kiệm được lượng lớn chi phí cho người chăn nuôi. Đồng thời, dinh dưỡng trong thức ăn tươi tự nhiên cũng rất nhiều, đa dạng phong phú, không chỉ giúp ếch phát triển tốt mà còn tăng đề kháng trước các bệnh vặt.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của nguồn thức ăn tươi này là thời gian chế biến lâu và phương pháp chế biến cũng khá phức tạp. Bên cạnh đó, ếch còn có thể bị bệnh liên quan đến đường ruột nếu người nông dân không biết cách cho ăn.
Xem ngay sản phẩm: Đùi ếch đông lạnh làm sạch chuẩn xuất khẩu tại Mochifoods
Cám công nghiệp
Loại thức ăn cho ếch thứ 2 là cám công nghiệp. Cám công nghiệp thì thường sử dụng trong những trang trại chăn nuôi ếch quy mô lớn. Bởi vì dùng cám công nghiệp số lượng lớn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như công sức và tiền của hơn so với thức ăn cá tạp.
Thị trường hiện tại có vô vàn các loại cám công nghiệp đến từ các cơ sở sản xuất khác nhau với sự khác biệt về giá thành cũng như chất lượng. Lưu ý rằng chất lượng cám sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của ếch trong thời gian nuôi và chất lượng thịt ếch.
Bà con còn có thể tham khảo thêm 2 loại cám công nghiệp – thức ăn cho ếch tại Mochifoods
Tuy nhiên, bất kể bạn dùng cám công nghiệp nào để nuôi ếch thì nên ghi nhớ một điều là ếch ăn cám khác nhau về kích thước hạt cùng hàm lượng đạm ở mỗi thời kỳ trong quá trình sinh trưởng. Cụ thể:
- Ếch con 1 tháng tuổi: hạt cám 2.2-2.5mm và hàm lượng đạm 30 – 35%.
- Ếch 2-3 tháng tuổi: hạt cám 3-4mm và hàm lượng đạm 25 – 30%.
- Ếch từ 3 tháng trở đi: hạt cám 5-6mm và hàm lượng đạm 22 – 25%.
Giá thức ăn cho ếch
Giá thức ăn cho ếch sẽ chênh lệch một khoảng giá nhất định tùy vào thương hiệu, độ đạm và tùy vào giá của từng đại lý khác nhau:
Thức ăn cho ếch ganalis
Độ đạm 30% giá: 375.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 35% giá: 418.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 40% giá: 525.000đ/ bao 25kg
Thức ăn calgil cho ếch
Độ đạm 30% giá: 364.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 35% giá: 425.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 40% giá: 530.000đ/ bao 25kg
Thức ăn cho ếch dehus
Độ đạm 30% giá: 348.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 35% giá: 402.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 40% giá: 520.000đ/ bao 25kg
Thức ăn cho ếch kinh bắc
Độ đạm 30% giá: 360.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 35% giá: 420.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 40% giá: 510.000đ/ bao 25kg
Thức ăn cho ếch greenfeed
Độ đạm 30% giá: 360.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 35% giá: 385.000đ/ bao 25kg
Độ đạm 40% giá: 495.000đ/ bao 25kg
Tỉ lệ chế biến thức ăn cho ếch
Bà con có thể pha trọn chế biến tùy ý theo cách của mình bằng các nguồn thức ăn có sẵn sao cho đầy đủ số lượng đạm cần có cho ếch. Độ đạm tốt nhất là trên 30% đạm.
Nếu nuôi theo quy mô nhỏ trong hộ gia đình thì bà con có thể sử dụng các loại như: đậu nành, bột cá, bột bắp… thay cho các loại cám công nghiệp cho ếch
Hệ số thức ăn của ếch
Để tính được hệ số thức ăn của ếch thì bà con dựa vào trọng lượng cám cho mỗi kg ếch. Có nghĩa là số lượng cám bỏ ra để nuôi 1kg ếch
Hệ số thức ăn chuẩn để nuôi ếch hiệu quả đạt chất lượng là 1.2, những hộ chăn nuôi ếch không đạt chất lượng cũng như hiệu quả là do hệ số thức ăn quá lớn lên đến 1.8-2. Trung bình hệ số thức ăn sẽ tầm khoảng 1.5
Để giảm hệ số thức ăn thì Mochifoods khuyên bà con nên thu hoạch và bán ếch đúng thời điểm. Thời điểm thích hợp nhất rơi vào tầm khoảng 2 tháng rưỡi. Nếu qua giai đoạn này, ếch tăng trưởng chậm và tất nhiên đồng nghĩa sẽ tốn thêm chi phí thức ăn.
Cách cho ếch ăn hạn chế bị ô nhiễm
Sau khi chọn được loại thức ăn cho ếch phù hợp thì người chăn nuôi cần chú ý tới yếu tố tiếp theo là cách cho ếch ăn. Việc cho ếch ăn thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc ô nhiễm môi trường. Vì vậy, là người nông dân thông thái thời đại mới, bà con hãy nắm bắt kỹ các cách dưới đây nhé.
Đối với thức ăn là cá tạp
Đầu tiên, đối với nguồn thức ăn là các loại cá tạp, tôm, tép, cua nhỏ, ốc,… thì bà con nên ghi nhớ một cách chú ý sau đây trong cách cho ếch ăn mỗi ngày:
- Tránh sử dụng cá tạp đã bị ôi thiu.
- Cho ếch ăn cá tạp cũng tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng mà chọn loại kích thước phù hợp.
- Nếu cho ăn với hình thức thả cá vào bế ếch thì sau 2 tiếng vớt cá còn dư ra ngoài, phòng trừ quá lâu sẽ dễ khiến ếch bị bệnh đường ruột.
- Nên đặt cá tạp lên các miếng xốp mỏng rồi để ếch trèo lên ăn sẽ vệ sinh hơn.
Đối với thức ăn là cám
Tiếp theo, nếu thức ăn cho ếch là cám công nghiệp thì về cơ bản, phần vệ sinh chăn nuôi sẽ nhỉnh hơn cá tạp. Tuy nhiên, ô nhiễm thì ít nhiều vẫn sẽ có. Và vì thế, người chăn nuôi vẫn cần hết sức chú ý khâu cho ếch ăn cám này. Cụ thể, bà con nên tham khảo cách cho ăn sau:
- Rải đều cám vào bể để tất cả ếch đều ăn được. Sau khoảng 20 phút, nếu khu vực nào của bể hết cám, bà con nhớ rải thêm để ếch được ăn no đồng đều.
- Ngược lại, nếu cũng sau 20 phút đó mà khu vực nào cám còn thì từ hôm sau bà con chú ý giảm lượng thức ăn xuống dần cho tới khi tình trạng này cải thiện. Việc đó sẽ tránh lãng phí thực phẩm.
Chi phí cho thức ăn của ếch
Phần cuối cùng cho bà con tham khảo hôm nay là chi phí thức ăn cho ếch. Một sự thật ai cũng rõ là tùy nguồn thức ăn thì lượng chi phí tốn cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, thức ăn dành riêng cho ếch quả thực chưa phong phú, vậy nên người chăn nuôi cũng có lựa chọn.
Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất cũng đã nỗ lực cho ra các loại cám nuôi ếch chất lượng. Giá cảm chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng đạm có trong đó, độ đạm càng cao thì giá cám càng đắt. Cụ thể, cám độ đạm 18% thì giá tầm 11.000VNĐ/kg. Độ đạm tăng lên 26-28% thì giá cũng nhỉnh hơn, khoảng 12.000-12.500VNĐ/kg.