Chất độc Kali Xyanua KCN là gì? Mua xyanua ở đâu giá RẺ?

Thuốc độc xyanua mua ở đâu

Cùng với natri xyanua, hydrogen xyanua thì kali xyanua cũng là một trong những hợp chất xyanua có thể gây cái chết cho con người. Nó từng là nỗi ám ảnh cho những người dân Châu Âu ở Thế chiến thứ II. Vậy chất độc Kali xyanua là gì? Nó mang những đặc điểm tính chất lý hóa nào? Khi ngộ độc kali xyanua thì có những biểu hiện gì và phải sơ cứu như thế nào? Cùng tìm hiểu về Kali xyanua qua bài viết sau của VietChem để có cho mình những câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Kali Xyanua là gì?

Kali xyanua hay còn gọi là xyanua kali hoặc potassium cyanide, là một hợp chất hóa học không màu của Kali với công thức hóa học KCN. Đây là một hợp chất được tạo bởi 3 nguyên tố là kali, cacbon và nitơ với màu sắc bề ngoài khá giống đường cùng mùi rất giống mùi quả hạnh nhân.

KCN là chất tan rất nhiều trong nước và đặc biệt là một trong số ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng có thể hòa tan được trong nước. Chính vì khả năng này, nó được ứng dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học và còn được dùng để tách vàng ra khỏi quặng vàng trong ngành khai thác mỏ vàng.

Chất độc Kali xyanua có mùi như mùi hạnh nhân, rất khó phân biệt

Nguồn gốc của chất độc Kali xyanua

Chất độc Kali xyanua được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1704 tại Berlin (Đức), bởi bác sỹ người Đức là Johann Conrad Dippel trong thí nghiệm của mình. Nó là kết quả của việc trộn hỗn hợp máu khô với Kali cùng Ion Sunfat, hỗn hợp được tạo ra có màu xanh đậm và được gọi là “màu xanh Berlin”.

Đến năm 1782, nhà khoa học người Thụy Điển đã đun nóng hợp chất trên cùng với axit sulfuric loãng. Kết quả thu được một loại axit mới hình thành là axit hydro xyanua.

🔜🔜🔜 Băng phiến (Naphtalen) là gì? Tác dụng của băng phiến trong đời sống

Tính chất lý hóa của xyanua kali

1. Tính chất vật lý

  • Có tinh thể màu trắng và thường ở dạng bột
  • Nhiệt độ nóng chảy: 634 oC
  • Khối lượng riêng: 1,52 g/cm3
  • Độ hòa tan trong nước: 71,6 g/100ml (ở 25 oC)
  • Phân tử khối: 65,12 đơn vị cacbon
  • Không tan khi nhiệt độ môi trường ở dưới 0o

Kali xyanua có tinh thể màu trắng, bề ngoài như đường

2. Tính chất hóa học

Đây là một chất có tính hoạt động hóa học cao

  • Dễ dàng phản ứng với các axit để tạo ra axit xyanic – một loại chất độc dễ bay hơi.
  • Tác dụng với đồng

2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2K[Cu(CN)2]

Phương trình điều chế Kali xyanua

Một số phương trình điều chế Kali Xyanua

N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN + KOH → KCN + NH3 + H2O

4C + K2CO3 + N2 → 3CO + 2KCN

H2O + K3[Fe(CN)6] → KCN + K2[Fe(H2O)(CN)5]

Các phương trình trên chỉ mang tính chất tham khảo, khuyến cáo mọi người không được thực hiện

Ứng dụng của Kali Xyanua công nghiệp

Là một trong số ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng có thể hòa tan được trong nước, Potassium cyanide được ứng dụng chủ yếu:

  • Giúp mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học trong ngành kim hoàn
  • Sử dụng trong khai thác các mỏ vàng giúp tách vàng ra khỏi quặng vàng.

Sử dụng Kali xyanua trong khai thác mỏ vàng

▶️▶️▶️ Potassium là gì? Potassium có trong thực phẩm nào, tác dụng ra sao?

Chất độc Kali xyanua – Kẻ giết người tàn nhãn

1. Độc tính

– Kali xyanua được xem là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới, có khả năng gây chết người ở liều lượng thấp

  • Do là một chất không màu, bề ngoài giống với đường và có mùi như mùi hạnh nhân nên rất khó phân biệt
  • Một người khỏe mạnh chỉ cần ăn nhầm từ 200 đến 250mg cũng có thể gây mất ý thức trong vòng từ 30 giây đến 2 phút.
  • Sau khoảng 1 tiếng sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và sau 3 giờ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

– Theo phân loại theo hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh Châu Âu thì kali xyanua được phân loại là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA chỉ có 5 mg/m3.

– Chỉ với 500g chất độc kali xyanua cũng đã có thể giết chết được 2,500 người trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, trong Thế chiến II nó đã từng được Đức Quốc xã sử dụng với nhiều hình thức khác nhau, mang lại nỗi ám ảnh khinh hoàng cho người dân Châu Âu lúc bấy giờ.

Kali xyanua có thể gây chết người chỉ với một liều lượng nhỏ

2. Cơ chế gây độc của Kali xyanua

– Con người có thể bị nhiễm chất độc Kali xyanua qua 3 con đường

  • Đường tiêu hóa: thông qua thức ăn, nước uống
  • Đường hô hấp: hít phải hơi do kali xyanua có khả năng bay hơi cao
  • Đường tiếp xúc qua da do khả năng xuyên qua da

– Cũng như các hợp chất xyanua khác, Kali xyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của các tế bào. Nó có khả năng tạo liên kết hóa học cùng với các heme có trong máu, khiến cho các tế bào không lấy được oxy và sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, con người khi bị nhiễm độc kali xyanua có thể bị tử vong ngay sau đó nếu như nồng độ của chất độc kali xyanua trong máu lớn hơn 1mg/l.

3. Biểu hiện nhiễm độc Kali xyanua

  • Với một người khỏe mạnh, nếu ăn nhầm từ 300 đến 400mg sẽ có thể mất đi ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Khi bị nhiễm độc, biểu hiện đầu tiên là có cảm giác nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bùng, buồn nôn và thở nhanh sâu.
  • Rơi vào trạng thái hôn mê sau khoảng 45 phút và có thể bị tử vong sau 2 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

Hướng dẫn sơ cứu khi bị nhiễm độc Kali xyanua

Nếu như không may bị nhiễm chất độc Kali xyanua, mọi người cần hết sức bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cứu cho nạn nhân:

  • Trước hết cần chú ý và điều hết sức quan trọng là cho bệnh nhân thở bằng khí oxy
  • Sau đó, cho nạn nhân ăn đường vì đường glucozơ có thể giúp làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của kali xyanua. Bên cạnh đó, nó còn bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với kali xyanua. Tuy nhiên, cần nhớ rõ glucozơ không có khả năng giải độc khi bị nhiễm độc kali xyanua mà cần sự can thiệp của cơ quan y tế.
  • Cuối cùng là đưa nạn nhân dến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong quá trình đưa nạn nhân đi cấp cứu nên đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn (nửa người dưới được nằm sấp và mặt nghiêng sang một bên) khi bệnh nhân bị co giật. Không để nạn nhân bị ngã và không dùng vật cứng để chèn miệng nạn nhân khi co giật mà nên sử dụng vật mềm như khăn,…

👉👉👉 EDTA là gì? Ứng dụng của EDTA trong mỹ phẩm, thủy sản ra sao

Natri xyanua và Kali xyanua cái nào độc hơn?

1. Natri xyanua là gì?

Natri xyanua là một hợp chất hóa học cực độc với công thức NaCN. Tương tự như Kali xyanua, nó có mùi giống quả hạnh nhân, rất khó để phát hiện và phân biệt loại chất độc này. Không chỉ gây nguy hiểm cho con người mà nó còn là chất độc cực kỳ nguy hiểm cho các hệ thủy sinh thái,… Tuy nhiên, Xyanua natri cũng được ứng dụng trong chiết vàng và những kim loại quý khác từ các quặng

Cũng giống như Kali xyanua, Natri xyanua cũng là một hợp chất cực độc

2. Kết luận

Natri xyanua và kali xyanua đều là những hợp chất xyanua đơn giản và là chất độc đầu bảng trên thế giới, có khả năng gây chết người. Natri xyanua chỉ cần ăn nhầm khoảng 100 – 200mg thì nạn nhân sẽ bị mất ý thức trong vòng 1 phút, đôi khi chỉ trong 10 giây, tùy thuộc vào cường độ miễn dịch cuae cơ thể và lượng thức ăn có trong dạ dày. Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ mê hay hôn mê sâu sau khoảng 45 phút và có thể tử vong trong 2 giờ nếu không kịp thời điều trị. Cùng các biểu hiện tương tự, lượng ăn phải của kali xyanua là khoảng 300 – 400mg.

TOP những chất độc nhất thế giới

1. Xyanua

  • Đây là chất độc có thể gây chết người ở liều lượng vô cùng nhỏ, chỉ khoảng 1,5mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Không phải tất cả các chất xyanua đều gây chết người nhưng natri xyanua, kali xyanua và hydrogen xyanua thì có khả năng đó. Trong đó, hydrogen xyanua là loại phổ biến và nguy hiểm nhất.
  • Chất độc sẽ được phát tác ở trong máu. Nó sẽ ức hế enzym, xyanua gắn với chất sắt trong các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy, có thể hiểu một cách đơn giản nó khiến cho các hemoglobin không gắn với oxy, làm các tế bào máu “ngạt thở”. Cơ thể bị thiếu oxy, các cơ quan trọng trong cơ thể như tim và não sẽ chết sau một thời gian ngắn. Bệnh nhân bị ngộ đôc sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu và sau đó là ngừng tim.

2. Thạch tín (Asen)

  • Thạch tín có thể vô tình đi vào hệ tiêu hóa thông qua các con đường như phơi nhiễm nghề nhiệp, nguồn nước ngầm, thâm chí là gạo. Với lượng nhỏ, nó gây đau đầu, buồn ngủ, tiêu chảy và lú lẫn nhưng ở liều lớn có chủ đích sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Cũng giống như xyanua, thạch tín sẽ phá vỡ tế bào ở mức độ phân tử. Nhưng thay vì ảnh hưởng đến oxy, nó đóng giả làm phosphat, ngăn chặn quá trình sản xuất năng lượng cùng với việc truyền tín hiệu của tế bào, khiến tế bào không thể thực hiện được các hoạt động cơ bản mang tính sống còn của mình.
  • Việc chết do trúng độc thạch tín vô cùng khủng khiếp vì nó phá hủy đồng thời nhiều chức năng của cơ thể cùng một lúc. Khi nó kết hợp với các nhóm lưu huỳnh ở protein (thường dóng vai trò giữ cho các axit amin quan trọng trong một hình thái nhất định), làm rối loạn những hình thái cơ bản này, gây ra những vấn đề bên trong của tế bào, dẫn đến các triệu chứng khác nhau như nôn ra máu, co giật, đau bụng hay chuột rút.

3. Ricin

  • Đây là loại chất có độc tính mạnh và nó tồn tại trong các hạt thầu dầu. Khi đi vào trong tế bào cơ thể người, chúng ngăn không cho các tế bào tạo protein cần thiết, khiến tế bào bị chết khi không có protein. Chỉ với một lượng khoảng 1,78mg ricin tiêm hoặc hít vào cũng khiến một người lớn tử vong. Các triệu chứng xuất hiện là buồn nôn, ỉa chảy, mấy nước, sau đó là gan, thận và tuyến tụy bị hủy hoại. Từ sau 3-5 ngày, nạn nhân sẽ tử vong. Trong trường hợp được cứu sống thì các cơ quan nội tạng cũng đã bị tổn thương nặng nề.

4. Botulium

  • Là một chất độc có thể tìm thấy trong một số các sản phẩm mỹ phẩm và đồ ăn. Nó được sinh ra do vi khuẩn Clostidium botulium. Đây là loại vi khuẩn kị khí và thường gặp trong đất. Do Botulium có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ thâm nhập vào thực phẩm trong các quá trình sản xuất, chế biến hay vận chuyển và bảo quản.
  • Từ việc ngăn chặn luồng thần kinh đến cơ, độc tố này dẫn đến liệt vận động cơ và chỉ một lượng nhỏ của chất độc này cũng có thể gây cái chết cho rất nhiều người. Nạn nhân có các biểu hiện như mờ mắt, nói líu, khô miệng, khó nuốt,… Hệ hô hấp bị tỏ thương gây ngặt thở, từ đó dẫn đến tử vong.

5. Cà độc dược (Belladon)

  • Trong cà độc dược có chứa atropine, scopolamine cùng hyoscyamine – đây là những chất có khả năng gây ra ảo giác và làm liệt cơ. Chúng có thể làm gián đoạn các hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm. Ở nồng độ thấp, nó có nhiều tác dụng dược lý nhưng với nồng độ cao, cà độc dược gây nên tác động nghiêm trọng cho hệ thần kinh và thậm chí tử vong.

KALI XYANUA KCN

– Hàm lượng: 99%

– Xuất xứ: Mỹ

– Chất lượng: ⭐⭐⭐⭐⭐

Kali xyanua mua ở đâu?

Nếu bạn đang cần mua Kali xyanua dùng trong công nghiệp thi VietChem là địa chỉ uy tín cho bạn lựa chọn để đảm bảo mua được sản phẩm với chất lượng tốt và giá thành phải chăng. Với 20 năm trong lĩnh vực cung ứng và phân phối các loại hóa chất, VietChem đã trở thành đối tác tin cậy cho một hệ thống khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ đi kèm cũng sẽ mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng.

Với những thông tin trên, VietChem hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về chất độc kali xyanua – một hợp chất vô cùng nguy hiểm với con người nhưng cũng mang những ứng dụng quan trọng trong sản xuất. Nếu bạn còn thắc mắc với bất kỳ vấn đề nào về chất trên hay muốn tìm mua KCN công nghiệp, hãy gọi ngay đến số hotline hoặc nhắn tin đến website hoachat.com.vn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên viên của VietChem.

🍁🍁🍁 Cồn Isopropyl Alcohol (IPA) là gì? Mua IPA GIÁ RẺ ở đâu?