Thuốc hướng thần là gì

Các tương tác cộng hưởng có thể được dùng trong điều trị, như để tăng cường tác dụng trị liệu của một thuốc chống trầm cảm trong trầm cảm kháng trị bằng lithium, nhưng chúng thường có hại, gây độc ở hệ thần kinh trung ươngtăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.

2.3. Các tương tác dược động học

Tương tác dược động học xảy ra khi:

  • Hấp thu: Tương tác này xảy ra do sự gắn kết của hai thuốc trong ruột làm ngăn cản sự hấp thu của thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian hấp thu của một số loại thuốc khác. Ví dụ: Khi thuốc paracetamol dùng chung với metoclopramide thì sẽ làm giảm thời gian hấp thu của loại thuốc này.
  • Phân phối: Sự gắn kết với protein Cơ chế tương tác thường được chấp nhận nhiều nhất liên quan đến phân phối thuốc là do sự biến đổi trong gắn kết với protein. Nhiều thuốc hướng thần gắn kết với các protein huyết tương, nhưng chính phần không gắn kết mới có tác dụng. Sự giảm gắn kết với protein làm tăng phần tự do của thuốc và do đó làm tăng tác dụng của thuốc.
  • Chuyển hóa: Sự cảm ứng men liên quan đến chuyển hóa thuốc sẽ làm giảm nồng độ của các thuốc là chất nền (substrates) của men này gây giảm hiệu quả của chúng.
  • Bài tiết: Hầu hết các tương tác thuốc quan trọng trong lâm sàng liên quan đến sự bài tiết của thận. Loại này chủ yếu tương tác với lithium. Lithium được lọc qua thận và tái hấp thu bởi tiểu quản thận gần cùng lúc với sodium. Sự gia tăng sodium qua đường tiết niệu do các thuốc lợi tiểu có thể thúc đẩy một sự tái hấp thu bù trừ của sodium bởi tiểu quản thận gần. Điều này làm tăng nồng độ lithium trong huyết tương đến các mức độ có thể gây độc.
  • P-glycoprotein: Một cơ chế khác về các tương tác dược động học được mô tả mới đây liên quan đến một protein vận chuyển chuyên biệt ở màng tế bào được gọi là P-glycoprotein (P-gp). Cơ chế này không phù hợp với sự phân loại trước đây về các tương tác dược động học do P-gp liên quan đến cả việc hấp thu, phân phối lẫn bài tiết thuốc.
  • Tương tác liên quan đến các men chuyển hóa thuốc: Các phân tử ái lipid chưa thể được bài tiết ngay khỏi cơ thể và chúng thường được chuyển hóa thành các hydrophilic để bài tiết dễ hơn.
  • Men cytochrome P450: Có tổng 11 men cytochrome P450 làm nhiệm vụ trong việc chuyển hóa phần lớn các tác nhân dược lý. Một số men quan trọng trong chuyển hóa thuốc hướng thần là: CYP2D6, CYP3A4, CYP1A2,… Các men cuối cùng này chịu trách nhiệm chuyển hóa trên 90% các thuốc hướng thần được chuyển đổi sinh học tại bộ phận gan.
  • Chuyển hóa: Sự tăng chuyển hóa có thể đưa đến ngộ độc khi một tiền dược được kê đơn do nó sẽ được chuyển đổi nhanh thành một chất chuyển hóa hoạt động có độc tính.
  • Sự cảm ứng và ức chế men CYP: Các men CYP có thể bị cảm ứng hoặc ức chế do các thuốc hoặc các sinh chất khác, làm thay đổi khả năng chuyển hóa của chúng đối với các thuốc thông thường là chất nền của chúng.
  • Uridine diphosphate glucuronosyltransferases (UGT): UGT là một họ các men chịu trách nhiệm trong chuyển hóa liên kết ở giai đoạn II (glucuronidation), thường tiếp theo giai đoạn I chuyển hóa oxy hóa bởi các men P450. Loại này hoạt động rất giống hệ thống P450. Mỗi men đều có các chất ức chế, chất cảm ứng và chất nền riêng. Bên cạnh đó, các men UGT cũng chịu trách nhiệm trong việc chuyển hóa thuốc chống trầm cảm, lo âu, loạn thần và điều hòa khí sắc.
  • P-glycoprotein: P-gly là một trong những chất chuyên chở, hiện diện tại nhiều mô khắp cơ thể, như thành ruột, gan, thận và nội bì các mạch máu nhỏ có trong não; giữ vai trò quan trọng trong việc phân phối, bài tiết, hấp thu. P-gly làm giảm sự hấp thu thuốc bằng việc vận chuyển thuốc trở lại lòng ruột.