Bạn bước chân vào con đường chơi thủy sinh, một thú chơi vất vả nhưng rất khó cai. Nhiều khi còn làm đau thận anh em chơi .
Bài đầu tiên cùng VNaqua.com tìm hiểu về thủy sinh là gì? những lý thuyết cơ bản của thủy sinh dành cho người mới.
Bạn đang xem: Thủy Sinh Là Gì?
Hồ Thủy Sinh Là Gì ?
Có không ít người lầm tưởng rằng, Hồ thủy sinh chính là tên gọi khác của bể cá cảnh. Tuy nhiên, đây thực chất là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi bể cá cảnh chủ yếu được cấu tạo bởi hai thành phần là cá và nước. Trong khi đó, bể thủy sinh là một hệ môi trường sống toàn diện cho các loại thủy sinh vật dưới nước bao gồm: cá, tôm, cua rong, rêu, đất cát, phân bón, cây dưới nước… Những thành tố này tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ hoặc tiêu diệt nhau để trở thành một hệ sinh thái cân bằng và ổn định, nhưng cùng định hướng phát triển.
Hồ thủy sinh là một bể cá cảnh độc đáo bằng kính được thiết kế để nuôi trồng thủy sinh cá cảnh, phụ kiện bể thủy sinh bao gồm hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, đất nền thủy sinh có dưỡng chất để trồng các loại cây sống trong nước.Cây thủy sinh là những loại cây sống ngập trong nước hoàn toàn, bao gồm các loại cây, cỏ, rong, rêu, dương sĩ sống ngoài thiên nhiên ở những vùng ngập nước quanh năm. Một số loại chỉ có một phần thân ngập nước người ta gọi là cây thủy sinh bán cạn, loại này thường sống những vùng có thủy triều lên xuống. Hiện nay những nơi bán bể cá thủy sinh thường có bán khoảng 20 loại cây thủy sinh dễ trồng.
Thủy Sinh có gì hay ?
Xem thêm: 11 Loài Cá phổ Biến & Dễ Nuôi Cho Người Mới
Nếu chơi cây, chơi chim là một bộ môn nghệ thuật giải trí thì đối với Thủy Sinh cũng vậy, nó đòi hỏi người chơi phải tỉ mỉ, chăm chút cho từng chi tiết trong một chiếc hồ thủy sinh để cho ra một vẻ đẹp hoàn mỹ thu hút mọi ánh nhìn và được người khác khen đó chính là cái SƯỚNG của người chơi Thủy Sinh.
Hồ thủy sinh là một trong những cách giúp bạn giải tỏa tâm lý nhẹ nhàng và thoải mái nhất. Bởi việc tận hưởng bầu không khí trong lành mà bể thủy sinh mang tới cùng với việc ngắm nghĩa những sinh vật trong bể thủy sinh đang hoạt động sẽ là liệu pháp mang tới cho trí óc của bạn sự thư thái và trấn tĩnh.
Một trong những điều lý thú và vẻ đẹp của bể thủy sinh chính là mang tới cho gia đình bạn một không gian sống trong lành và mát mẻ. Bởi bể thủy sinh cung cấp độ ẩm cho môi trường không khí, hòa tan chất bụi bẩn. Đồng thời, hệ thống thủy sinh với màu xanh tươi mát đã góp phần không nhỏ vào việc giải nhiệt cho cuộc sống của bạn.
Điều kiện cần và đủ để có những bể thủy sinh đẹp
Tất cả các cây thủy sinh đều cần ánh sáng, dinh dưỡng và co2 để có thể phát triển khỏe mạnh, ngoài ra đa số trong số chúng ưa nhiệt độ mát khoảng chừng 18-26 độ sẽ là một môi trường lý tưởng để cây thủy sinh phát triển. Tùy thuộc vào từng loài cây thủy sinh mà chế độ ánh sáng, dinh dưỡng và co2 sẽ có phần khác nhau. Bao gồm:
- Phân nền tốt, cây khỏe.
- Độ pH của nước ổn định (pH trung tính : từ 6,5 đến 7,5 là tốt)
- Bể có bổ sung khí CO2 cho cây.
- Nhiệt độ nước bình quân khoảng 25 đến 30 độ C.
- Bố trí ánh sáng (đèn trắng) phù hợp cho các loại cây.
- Thả lượng cá phù hợp và cho thức ăn vừa đủ, nên thả thêm cá dọn bể thủy sinh.
- Thả các loại cá không cắn nhau và không cắn cây thủy sinh.
- Nước trong bể luôn luân chuyển (lọc 24/24).
Người mới chơi thủy sinh nên bắt đầu từ đâu ?
Xem thêm: 10 lý do nên sử dụng lá bàng trong bể cá của bạn
Bộ môn nghệ thuật giải trí nào cũng vậy bạn sẽ phải mất 1 khoản học phí cho bước đầu đấy nhé. Trước khi bắt đầu mọi thứ bạn nên trang bị cho mình một chút kiến thức về nước (pH, TDS, NO3, NH3…), đặc điểm sinh sống của những loại cây mà bạn chuẩn bị sẽ chơi, để ít nhiều khi bắt đầu bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ.
Lời khuyên của mình đối với các bạn mới chơi Thủy Sinh là nên bắt đầu bằng một chiếc hồ nhỏ chùng 40x30x30 hoặc những chiếc bể cá cảnh mà được các cửa hãng nhập từ bên đài loan đã thiết kế chuẩn theo from của một chiếc hồ thủy sinh.
Hãy bắt đầu bằng những loại cây cắt cắm dễ trồng, ưa nhìn vì chúng không yêu cầu môi trường điều kiện khắt khe.
Tất cả các thông tin kiến thức về thủy sinh đều được đăng tải trên website, Theo dõi các bài viết trên website NuoiTep.Com để không bỏ lỡ kiến thức nhé
Đang hot: Cách Diệt Rêu Đốm Xanh Trong Bể Thủy Sinh