Tùy vào từng loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít, chúng làm suy giảm oxy và gây ra hàng loạt tác hại, phải kể đến chúng khiến các loài sinh vật biển, các loài cá… chết hàng loạt.
Hiện tượng thủy triều đỏ (Nguồn: ảnh inetrnet)
Nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ, nhưng về cơ bản do một số yếu tố sau:
* Hàm lượng oxy trong nước bị giảm nhanh chóng. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hay sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.
* Yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ. Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.
* Do các loài tảo có độc tố và cả những loài không có độc tố khi chúng nở hoa.
* Sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước (thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi) dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.
Gần đây, thuật ngữ “Thủy triều đỏ” đang dần được loại bỏ trong giới nghiên cứu vì bởi thủy triều đỏ không nhất thiết phải có màu đỏ và trong rất nhiều trường hợp không hề có sự đổi màu nào xảy ra cả. Đặc biệt, chúng không liên quan đến hoạt động của thủy triều.
Ảnh hưởng nguy hiểm của thủy triều đỏ
Đối với sinh vật biển
* Riêng đối với các loại sinh vật biển, chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng từ hiện tượng thủy triều đỏ gây ra. Cụ thể như sau:
* Tại các khu nuôi trồng thủy hải sản, khiến tôm, cá… chết hàng loạt, thậm chí phá vỡ hệ sinh thái, không khí xung quanh cũng khó thở hơn nhiều.
* Đối với trường hợp tảo không độc nở hoa và chết đi, quá trình phân hủy sẽ hút cạn khí oxy có trong nước biển. Đó cũng là lý do khiến các động vật trong biển chết hàng loạt.
* Sự tích tụ của lượng tảo biển quá lớn ở trong nước sẽ tạo thành những màng nhầy ở trên mang cá, đây cũng là hiện tượng ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ khí oxy trong nước.
Hiện tượng cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ (Nguồn: ảnh internet)
Trên thực tế, tảo biển là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương. Hầu hết các đợt tảo biển nở hoa là có lợi, bởi vì chúng sẽ cung cấp số lượng lớn thức ăn cho các loài động vật. Nhưng mặt khác, khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ, lượng tảo biển sinh sôi quá mạnh mẽ, sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.
Đối với Con người
* Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico. Khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp của con người (ho, hắt hơi, chảy nước mắt). Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài (bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn) có thể bị ảnh hưởng nặng.
* Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử. Các hợp chất này đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
Tác động về mặt kinh tế – xã hội
Theo các thống kê cho thấy, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến mức độ thiệt hại do chúng gây ra đến nền kinh tế – xã hội và phát triển du lịch. Do vậy, các biện pháp tiến hành nghiên cứu, kiểm soát tảo độc hại trong các khu vực nuôi trồng thủy sản là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn môi trường nuôi, an toàn hệ sinh thái biển và đảm bảo sản lượng thủy sản không bị ảnh hưởng bởi đợt nở hoa của tảo độc. Nếu không, sản lượng bị suy giảm, các sinh vật biển chết hàng loạt sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Các biện pháp ngăn ngừa
– Đưa ra những tác hại tảo nở hoa, từ đó sẽ lập ra những phương án, kế hoạch để khắc phục hậu quả như: có thể lắng tảo hay dùng các hóa chất sinh học để hạn chế việc tảo nở hoa.
– Thắt chặt nghiêm ngặt và kiểm soát những nguồn chất thải, nhất là những vùng có nuôi trồng thủy hải sản.
– Lập ra bản đồ để liệt kê các chi tiết có khả năng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ.
– Triển khai thường xuyên công việc quản lý môi trường ở ven biển.
Thủy triều đỏ là hiện tượng môi trường vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như loài sinh vật, môi trường sống xung quanh. Vì thế, mỗi chúng ta hãy chủ động để nâng cao ý thức từ những việc nhỏ nhất để chung tay ngăn chặn hiện tượng này xảy ra. /.