Tiêm Ngoài Màng Cứng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Và Quy Trình

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp khá phổ biến hiện nay được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên liệu nó có thật sự đem tới hiệu quả tốt, và có để lại di chứng gì hay không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời giải đáp chính xác đồng thời kèm theo một số thông tin về vấn đề này.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả không?

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có nghĩa là sử dụng kim tiêm để đưa các loại thuốc vào phần xung quanh của tủy sống. Theo các chuyên gia, cách chữa này phù hợp với những người bệnh có đĩa đệm bị thoát vị ở giai đoạn đã hoặc đang dần chuyển sang mức nặng. Đặc biệt, với nhiều trường hợp thoát vị gây đau thần kinh tọa ở dạng cấp tính thì sau khi thực hiện tiêm đã có dấu hiệu tích cực hơn, thậm chí là không còn phải phẫu thuật can thiệp nữa.

 

Tiêm ngoài màng cứng có tốt không?

Thực tế, nhiều người bệnh sử dụng phương pháp này đã đạt được một kết quả vô cùng khả quan. Những cơn tê nhức, đau mỏi thuyên giảm đáng kể, đồng thời triệu chứng sưng viêm do các nhân nhầy thoát ra từ đĩa đệm đè ép vào dây thần kinh cũng được giải phóng. Không như phẫu thuật, phương pháp này có rất ít sự xâm lấn, hỗ trợ người bệnh nhanh chóng cải thiện được tình trạng và không còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.

Theo một số báo cáo thống kê, có tới 98% người bệnh sau khi kết thúc quá trình tiêm đã vận động gần như bình thường, ngay cả việc cúi hay ngồi xuống, đứng lên, ưỡn người… 87,5% bệnh nhân không còn bị co cứng các cơ nằm ở rãnh của cột sống. Và đến 85% được cải thiện phần cột sống, chấm dứt hiện tượng lệch vẹo.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp này cần đến những chuyên gia, bác sĩ với tay nghề cao, kỹ thuật tốt bởi nó phải được tiến hành một cách thật chính xác. Chính vì vậy, việc lựa chọn những cơ sở, bệnh viện có uy tín là điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi người bệnh.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng

Để việc thực hiện phương pháp này được diễn ra một cách thuận lợi và có hiệu quả, bạn chú ý hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, không nên quá lo lắng và căng thẳng. Ban đầu các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh những điều phải thực hiện, bao gồm: Trước lúc tiêm cần đi vệ sinh, tư thế nằm đúng (nghiêng người về 1 bên, lưng quay về phía ngồi của bác sĩ, co 2 chân lên ngực để phần cột sống được cong và giãn ra).

Ngoài ra, nhằm phòng tránh nguy cơ xảy ra hiện tượng đau bụng, cách an toàn nhất là không nên ăn uống gì, ngay cả những đồ lỏng, loãng khoảng 2 – 3 tiếng trước lúc bắt đầu tiêm.

Cách chữa thoát vị bằng tiêm ngoài màng cứngCách chữa thoát vị bằng tiêm ngoài màng cứng

Cách chữa thoát vị bằng tiêm ngoài màng cứng

Quy trình thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng như sau:

  • Bác sĩ đeo găng vô trùng, tiến hành xác định chính xác vị trí cột sống sẽ tiêm (phần thoát vị đĩa đệm L5 – S1) , sau đó sát trùng 3 lần vùng này bằng cồn.
  • Test phản ứng của người bệnh với Novocain 0.25%.
  • Chuẩn bị thuốc tiêm Hydrocortison hàm lượng 125mg.
  • Dùng kim tiêm chuyên dụng tiêm chính xác ở vùng đã xác định, sau đó đưa chậm rãi vào sâu bên trong cho đến khi xuất hiện cảm giác kim đã qua phần dây chằng vàng.
  • Nếu không thấy xuất hiện dịch máu hoặc não tủy thì bác sĩ sẽ tiếp tục dùng các kỹ thuật nhằm kiểm tra xem kim tiêm có nằm ở đúng không gian ngoài màng cứng hay không.
  • Thực hiện bơm 2ml thuốc Hydrocortison thật từ từ.
  • Nhẹ nhàng rút kim ra, lấy bông y tế ấn chặt vào vết tiêm nhằm cầm máu. Sát trùng một lần nữa sau đó băng lại.

Sau khi tiêm xong, việc chăm sóc và cho bệnh nhân nghỉ ngơi đúng cách cũng là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh tuyệt đối không được ngồi dậy ngay mà phải nằm tại chỗ trong khoảng 15 – 20 phút. Tránh việc để nước vào vết tiêm trong 1 ngày đầu tiên tính từ lúc thực hiện xong, sau đó bạn lưu ý nhớ bỏ băng ra. Đồng thời, khoảng 1 tuần đầu hãy vận động thật nhẹ nhàng, chậm rãi rồi mới từ từ trở lại hoạt động như bình thường.

>>> Có thể bạn quan tâm thêm:  Chữa Thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt có khỏi không?

Tác dụng phụ khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp này đem lại hiệu quả khá tích cực, nhưng cũng không loại trừ khả năng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Đôi khi nhức đầu, chóng mặt, tuy nhiên sẽ giảm dần sau 1 ngày tiêm.
  • Tê đau, nhức mỏi lưng và chân trong khoảng 2 ngày đầu tiên.
  • Sốt vào ban đêm.
  • Chân tay trở lạnh.
  • Hạ huyết áp.
  • Khó ngủ.
  • Chỉ số đường huyết tăng.

Nếu những triệu chứng trên xuất hiện kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này người bệnh cần nhanh chóng thông báo tới bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp xử lý phù hợp, tránh các trường hợp biến chứng khó lường.

Hy vọng qua bài viết trên đây, người đọc đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm. Có thể nói đây là một cách điều trị khá an toàn lại hiệu quả ổn định, nhưng người bệnh vẫn cần phải tìm hiểu rõ ràng và trao đổi kỹ cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành.

Nguồn: An Cốt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *