– Vaccine 4 chủng (ngừa HPV chủng 16, 18 và 6, 11 xuất hiện ở 90% mụn sinh dục, mào gà ở nữ).
Cả 2 vaccine chứa các mảnh giống virus, là những mảnh có hình dạng giống vỏ ngoài của HPV. Bởi vì vaccine không chứa virus, chích vaccine không thể gây nhiễm HPV. Các vaccine kích thích sự phát triển của các kháng thể chống lại các mảnh này, và do sự giống nhau với virus HPV, sẽ ngăn nhiễm HPV trong trường hợp tiếp xúc với virus sau này.
Ngoài ra, gần đây còn có vaccine 9 chủng (ngừa 2 chủng HPV nguy cơ thấp 6, 11 và 7 chủng HPV nguy cơ cao 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58): Gardasil 9®, vaccine này hiện chỉ đang được lưu hành ở Hoa Kỳ.
Vaccine nên được tiêm trước khi cơ thể nhiễm HPV. Nữ giới sẽ có rất nhiều nguy cơ nhiễm HPV sau khi bắt đầu hoạt động tình dục. Do đó, chích ngừa ung thư cổ tử cung khi chưa bao giờ quan hệ tình dục được xem là cách bảo vệ các bạn nữ khỏi ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
a. Bằng chứng hiện hành
Tổ chức Y tế Thế giới đã có vài nghiên cứu thực hiện trước khi vaccine được cấp phép. Kết quả cho thấy:
√ Cả hai vaccine có tác dụng phòng ngừa rất cao trước các tổn thương tiền ung thư gây ra bởi HPV chủng 16 và 18 trong 93-99% bé gái và phụ nữ tham gia. Vaccine cũng làm giảm đáng kể các trường hợp ung thư xâm lấn trong tương lai.
√ Vaccine HPV gây đáp ứng miễn dịch cao hơn hẳn đáp ứng miễn dịch tự nhiên.
√ Sự phòng ngừa làm giảm viêm nhiễm HPV cả tạm thời và kéo dài, và cũng phòng ngừa chống lại các tổn thương tiền ung mức độ trung bình và nghiêm trọng.
√ Vaccine 4 chủng đã chứng tỏ làm giảm tỷ lệ nhiễm mụn cóc, mào gà sinh dục.
√ Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng kháng thể sinh ra sau chích vaccine HPV ở nữ dưới 15 tuổi cao hơn so với nữ trên 15 tuổi.
√ Các nghiên cứu cho thấy thời gian vaccine có tác dụng bảo vệ là 10 năm sau khi tiêm. Do đó hiện nay không có khuyến cáo chích ngừa ung thư cổ tử cung thêm liều tăng cường (liều nhắc sau 10 năm).
b. Vaccine HPV và những điều cần nghiên cứu thêm
Mặc dù vaccine HPV đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung chủng 16 và 18 và có nhiều tác dụng phòng ngừa chéo đến các virus sinh ung khác nhưng sức mạnh và thời gian phòng còn chưa được xác định.
Tiêm vaccine HPV chưa được thử ở trẻ dưới 9 tuổi. Vì vậy vaccine không được cấp phép hoặc khuyến cáo cho bé gái dưới 9 tuổi.
Những lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung
a. Độ an toàn và những phản ứng bất lợi sau khi tiêm
Các loại vaccine được sửu dụng trong chích ngừa ung thư cổ tử cung đều dễ dung nạp và không có lo lắng lớn về an toàn sức khỏe.
Trong các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, phản ứng thông thường từ các bé gái sau khi được tiêm là đau và sưng tại chỗ tiêm. Tình trạng này có thể kéo dài đến 2 ngày.
Ngoài ra có thể gặp một số phản ứng phụ khác như nhức đầu, sốt nhẹ, chóng mặt, nôn ói, đau nhẹ cơ và khớp.
Ngất cũng là phản ứng đã được ghi nhận sau khi tiêm vaccine HPV. Ngất thường thấy ở thanh thiếu niên sau khi đã trải qua nhiều thủ tục gây lo lắng và gây đau nhẹ. Vì nguyên nhân này bé gái nên được ngồi nghỉ và theo dõi trong vòng 15 phút sau khi tiêm vaccine HPV.
Những bất lợi sau chích ngừa ung thư cổ tử cung nghiêm trọng là vô cùng hiếm. Sốc phản vệ có thể liên quan đến tiêm vaccine HPV và cảnh báo nên được ghi lại để tránh tiêm vaccine cho bé gái đã có phản ứng phản vệ với vaccine HPV và các vaccine khác có thành phần giống với vaccine HPV trước đó. Nếu chẩn đoán là sốc phản vệ, bé gái sẽ được chữa trị ngay lập tức.
b. Chống chỉ định với vaccine HPV
Vaccine HPV không nên được tiêm cho người đã bị sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi tiêm liều vaccine trước đó hoặc sau khi tiếp xúc với một trong những thành phần vaccine. Triệu chứng phản ứng phản vệ bao gồm: ngứa ngáy, nổi ban, nổi mề đay hoặc phồng rộp da, có thể khó thở, hạ huyết áp và lơ mơ. Nếu bất cứ triệu chứng nào xảy ra trong đợt tiêm trước, không nên tiêm thêm liều HPV tiếp theo và các vaccine khác có cùng thành phần.
√ Bé gái đang mắc bệnh lý nghiêm trọng có gây sốt không nên tiêm vaccine.
√ Vaccine HPV không được khuyến cáo sử dụng với phụ nữ đang mang thai. Nếu người nữ mang thai sau khi đã tiêm liều vaccine đầu tiên, các liều còn lại nên được hoãn cho đến sau thai kỳ.
√ Nếu không may vaccine HPV được tiêm cho người nữ đang mang thai thì không cần can thiệp gì. Cô ấy nên được theo dõi để xác định xem rằng vaccine không chứa virus sống và không có vấn đề sức khỏe ở mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các liều vaccine còn lại nên được hoãn đến sau thai kỳ, lúc đó có thể hoàn tất lịch tiêm. Không cần phải bắt đầu lại lộ trình vaccine sau thai kỳ. HPV không gây thêm bất kỳ phản ứng bất lợi nào trên phụ nữ có thai. Nếu vaccine HPV đã được chích cho mẹ đang cho con bú, bạn hãy yên tâm vì đến nay vẫn chưa có vấn đề nghiêm trọng nào được báo cáo lại.
√ Vaccine HPV có gây ung thư? Vaccine HPV không làm gia tăng nguy cơ ung thư.
√ Vaccine HPV có gây bệnh tự kỷ? Mối liên hệ này được bác sĩ Andrew Wakefield đề cập đến năm 1998, sau đó giả thuyết này đã bị bác bỏ.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?
Vậy, nên chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu? Bạn có thể đến các trung tâm sau để được tư vấn và chích ngừa vaccine HPV.
Bạn có thể quan tâm: Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?
Hà Nội
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội
- Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa.
- Điện thoại: (024) 3834 3537.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE)
- Địa chỉ: 1 phố Yecxanh, quận Hai Bà Trưng.
- Điện thoại: (024) 3971 6356.
Hệ thống tiêm chủng VNVC
- VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, quận Đống Đa.
- VNVC Icon 4 Cầu Giấy, 3 Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Cạnh Đại học Giao thông Vận tải).
- Điện thoại: 1800 6595.
Phòng tiêm chủng SAFPO
- Chi nhánh 1: SAFPO Lò Đúc, 135 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chi nhánh 2: SAFPO Lào Cai, 034 Tuệ Tĩnh, phường Kim Tân, TP. Lào Cai. Điện thoại: (020) 384 7043.
- Chi nhánh 3: SAFPO Hải Dương, 18 Thanh Niên, TP. Hải Dương. Điện thoại: (0320) 383 0222.
- Chi nhánh 4: SAFPO Hà Nam, đường Trường Trinh, TP. Phủ Lý. Điện thoại: (0351) 388 5115.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Địa chỉ: 929 Đê La Thành, Láng Thượng, quận Đống Đa.
- Điện thoại: (024) 3834 3181.
TP. Hồ Chí Minh
Viện Pasteur
- Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 8, quận 3.
- Điện thoại: (028) 3823 0352.
Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
- Điện thoại: (028) 5404 2829.
Bệnh viện Hùng Vương
- Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.
- Điện thoại: (0283) 855 8532.
Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5.
- Điện thoại: (0283) 855 4269.
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
- Địa chỉ: 47 Nguyễn Huy Lượng, phường 7, quận Bình Thạnh.
- Điện thoại: (0283) 843 3021.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
- Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh.
- Điện thoại: (0283) 622 1166.
Hệ thống tiêm chủng VNVC
- VNVC Hoàng Văn Thụ: 198 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận.
- VNVC Cantavil An Phú, tầng 1 TTTM Cantavil An Phú, 1 Song Hành, phường An Phú, quận 2.
- VNVC Lê Đại Hành, tầng 2 TTTM, Cao ốc Bảo Gia, 184 Lê Đại Hành, phường 15, quận 11.
- Điện thoại: 1800 6595.