Vd. 53Grieg, “Heimweh” op.57, N.6Vd. 54Mozart, Sonate pour Violon et pianoAllegro60Bên cạnh những câu nhạc có thể phân chia thành các tiết nhạc, có những câunhạc không thể phân chia các tiết nhạc được (xem Vd. 38 hoặc Vd. 64 từ nhịp 5 đếnnhịp 8).3.2. MotifNhư đã trình bày ở trên, mặc dù sự luân chuyển của âm nhạc luôn diễn ra liêntục và liền lạc, nhưng bên trong khối thống nhất ấy chúng vẫn có những điểm, thờiđiểm có thể phân chia được. Đoạn nhạc được chia thành các câu nhạc, câu nhạcđược chia thành những tiết nhạc và đến lượt mình, tiết nhạc lại được phân chiathành những phần nhỏ hơn gọi là motif âm nhạc.Motif âm nhạc là tên gọi của một nhóm tiết tấu các âm được liên kết vớinhau bởi một trọng âm chính, là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.Nhóm âm này mặc dù rất ngắn nhưng thường có đặc trưng riêng với tiết tấutách biệt và hiển nhiên là một phần độc lập với một ý nghĩa riêng biệt trong tổng thểchung của tác phẩm. Nhờ vậy, motif dù nhắc lại không đổi hoặc nhắc lại có thay đổiở những dạng khác nhau vẫn là hạt nhân mang tính chủ đề, từ hạt nhân ấy chủ đềâm nhạc được xác lập và thậm chí hoàn thiện cả một tác phẩm âm nhạc.Motif luôn có một trọng âm chính, chính vì thế độ dài của motif thường gầnbằng một ô nhịp. Dựa vào vị trí của trọng âm chính, motif âm nhạc được chia thànhba loại cơ bản: motif với trọng âm chính nằm giữa, cuối và đầu nhóm tiết tấu.Thì mạnh (trọng âm chính) có thể biểu hiện chỉ bằng một âm. Để biểu thịbằng sơ đồ, người ta dùng ký hiệu ( ).Thì nhẹ có thể biểu thị bằng một hoặc một số âm (không phụ thuộc vào sốlượng các âm), thì nhẹ có thể nằm cả ở trước và sau thì mạnh. Để biểu thị bằng sơđồ, người ta dùng ký hiệu ( ∪ ).3.2.1. Motif có trọng âm chính nằm ở giữa (Am-phi-bra-hi): ∪ ∪Đây là loại motif đa dạng nhất, có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm âmnhạc. Với các loại nhịp khác nhau, motif này được biểu thị dưới các dạng như sau:61Xem các Vd. 1, 3, 43.2.2. Motif có trọng âm chính nằm cuối (Jamb): ∪ Motif này được sử dụng khá rộng rãi dưới các dạng như sau:Xem các Vd. 2, 373.3.3. Motif có trọng âm chính nằm ở đầu (Horei): ∪Motif này sử dụng phần nào ít hơn so với hai motif trên với các dạng sau:Xem các Vd. 55, 5662Vd. 55Chopin, Mazurka op. 41, N. 3Vd. 563.2.4. Motif không đầy đủ (không xác định)Xét về bản chất, motif là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (nếu chia nhỏ hơn nữa sẽkhông có nghĩa) và chứa đựng trong nó một trọng âm chính, tuy nhiên trong thực tếta thấy có rất nhiều thành phần âm nhạc mà nếu chỉ xem xét một trọng âm chính sẽkhông xác định được nghĩa của thành phần âm nhạc này. Muốn xác định đượcnghĩa của nó ta phải xem xét tổng thể cả thành phần âm nhạc ấy (có thể là cả mộtcâu, một đoạn nhạc) khi đó những motif này sẽ có nhiều thì mạnh. Vì đặc điểm ấy,người ta gọi những motif này là motif không đầy đủ (hoặc còn gọi là motif khôngxác định). Có thể xem xét một số ví dụ của motif không đầy đủ dưới đây:63Vd. 57Vd. 58Beethoven, Sonate, Op. 2, N. 3-ICÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN BÀI1. Đoạn nhạc là gì?2. Thế nào là đoạn nhạc có chuyển điệu?3. Các thành phần của đoạn nhạc và đặc điểm của các thành phần ấy?4. Đoạn nhạc với các đặc điểm về cấu trúc?5. Motif âm nhạc là gì?6. Có các loại motif âm nhạc nào? Đặc điểm của từng loại?64Chương 2TÍNH ĐỊNH KỲ CỦA KẾT CẤUKẾT CẤU TỔNG HỢP VÀ KẾT CẤU PHÂN CHIA1. Tính định kỳ của kết cấuSự thống nhất về cấu trúc trong phần trình bày được thể hiện một cách chi tiết,rõ ràng nhất qua việc các thành phần âm nhạc trong các câu nhạc, đoạn nhạc nốitiếp nhau một cách đều đặn theo một kết cấu nhất định. Sự nối tiếp lần lượt các kếtcấu giống nhau ấy (theo số lượng ô nhịp) gọi là tính định kỳ của kết cấu.Tính định kỳ này có thể theo các tỷ lệ khác nhau, chẳng hạn:8 = 4 + 4 (Xem Beethoven, Quartet op.18, N. 4 – Final)8 = 2 + 2 + 2 + 2 (ví dụ 42, 53, 54)8 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 như ở ví dụ 59 dưới đây:Vd. 59Beethoven, Quartet op. 59, N. 2 – IITính định kỳ một cách thuần nhất thường được áp dụng trong các tác phẩmviết cho thanh nhạc bởi vì chúng gắn liền với khuôn khổ của khổ thơ. Đối với khí65nhạc, sự thuần nhất như vậy sẽ dẫn đến sự đơn điệu, do đó các tác phẩm khí nhạc cótính định kỳ này thường là các tác phẩm âm nhạc gắn với nhạc múa hoặc các tácphẩm khí nhạc mang tính ca hát.2. Kết cấu tổng hợpKết cấu tổng hợp là kết cấu khi ta so sánh hai hoặc một số thành phần âm nhạcnối tiếp nhau, nếu thành phần âm nhạc đứng sau có độ lớn bằng tổng của hai thànhphần âm nhạc đứng trước nó, khi đó ta sẽ có kết cấu tổng hợp.Theo số lượng các ô nhịp, ta có các dạng kết cấu tổng hợp:8=2+2+4(xem ví dụ 38, 40)4=1+1+2(xem ví dụ 37, 44)2=½+½+1(xem ví dụ 60)Vd. 603. Kết cấu phân chiaCũng cách so sánh ấy, với kết cấu phân chia, khi so sánh các thành phần âmnhạc nối tiếp nhau, nếu thành phần âm nhạc đứng trước được chia ra làm hai thànhphần sau nó, khi đó ta có kết cấu phân chia.Ví dụ dưới đây có kết cấu phân chia 8 = 4 + 2 + 266