Những ngôi nhà với phần mái có màu xanh, đỏ,… cực kỳ bắt mắt và sống động chủ yếu được làm từ vật liệu tôn. Vậy tôn là gì? Có những loại tôn nào? Ngoài lợp mái nhà, tôn còn được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Trung tâm gia công cơ khí Đa Hình sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích về loại vật liệu phổ biến này.
Tôn là gì?
Tôn (Tiếng anh: Tole) là loại vật liệu được làm bằng kim loại (chủ yếu là thép) được cán mỏng thành từng tấm (gọi là tole tấm) và được phủ thêm 1 lớp kẽm bên ngoài thông qua quá trình nhúng nóng.
Ở một phạm vi hẹp hơn, tole được hiểu là những tấm thép mỏng được mạ màu, mạ kẽm hoặc mạ hợp kim nhôm kẽm và được cán sóng ( 5 sóng, 6 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng, sóng giả ngói,…) dùng để lợp mái nhà hoặc lợp trần cho các công trình xây dựng cấp 1 đến cấp 4, nhà xưởng, kho bãi,…
Ưu và nhược điểm của vật liệu tôn
Ưu điểm
Vật liệu tôn có khá nhiều ưu điểm bao gồm:
- Tuổi thọ cao: Thành phần chính của tole là thép, lại được phủ kẽm bên ngoài nên tole có tuổi thọ khá cao. Ở điều kiện bình thường, các công trình lợp mái tôn có độ bền từ trên 20 năm.
- Đa công dụng: Tole hiện nay được chia thành nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng như tôn lạnh chống nóng, tôn chống ồn,…
- Nhẹ: Tole được cán thành từng tấm mỏng, có trọng lượng khá nhẹ, đặc biệt là khi so sánh với các loại mái lợp bằng ngói.
- Dễ vận chuyển: Với trọng lượng nhẹ, kết cấu đơn giản nên quá trình vận chuyển tole cũng dễ dàng và thuận tiện hơn so với nhiều sản phẩm và vật liệu khác.
- Dễ lắp đặt, thi công: Tole đặc biệt dễ lắp đặt, không đòi hỏi nhiều nhân lực. Do vậy mà những công trình sử dụng tạm hoặc yêu cầu tiến độ nhanh chóng như nhà xưởng, nhà kho tạm thời…đều sử dụng mái lợp tôn. Việc bảo trì, sửa chữa mái tôn cũng đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều so với những vật liệu khác.
- Thẩm mỹ cao: Tole có mẫu mã, màu sắc cực kỳ đa dạng phong phú, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Các công trình nhà ở sử dụng tole có thể duy trì vẻ đẹp trong thời gian dài nên ngày càng được ưa chuộng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, tole cũng có một số nhược điểm nhất định như:
- Dễ bị móp méo: Tole là những tấm thép mỏng nên dễ bị móp méo nếu có tác động mạnh như mưa đó, ngoại lực,…Tuy nhiên tình trạng này cũng ít khi xảy ra.
- Tiếng ồn: Đây là 1 nhược điểm lớn của tole vào những ngày mưa lớn. Để cải thiện khả năng chống ồn, có thể sử dụng vật liệu cách âm như bông thủy tinh,…
Các loại tole phổ biến hiện nay
Tôn được chia thành nhiều loại, trong đó có 5 loại tôn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Tôn lạnh
Tôn lạnh là thép cán mỏng được mạ hợp kim nhôm kẽm với thành phần tỷ lệ 55% nhôm, 43.5% kẽm và 1.5% silicon. Tôn lạnh có thể được mạ màu để tăng thêm tính thẩm mỹ. Nhờ được mạ hợp kim nhôm kẽm nên tôn lạnh có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét và kháng nhiệt tốt.
Tôn kẽm
Tôn kẽm là những tấm thép cán mỏng được mạ kẽm. Ưu điểm của loại tole này là có giá thành rất rẻ nhưng khả năng chống ăn mòn của chúng không cao nên chỉ sử dụng trong trường hợp tạm thời hoặc ở những môi trường không tiếp xúc nước, muối.
Tôn mát
Đây là loại tole cao cấp hiện nay. Chúng có cấu tạo từ 3 lớp gồm lớp tole – lớp PU chống cháy – lớp màng PP/PVC hoặc lớp tôn – lớp xốp – lớp tole.
Tôn mát có độ bền rất cao, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên rất được ưa chuộng ở đất nước nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam.
Tôn cán sóng
Là tôn tấm được cán sóng để phù hợp với từng mục đích sử dụng. Các loại sóng phổ biến gồm: 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng, 13 sóng, sóng vuông, sóng giả ngói,… Sóng tôn được tạo ra thông qua quá trình chấn gấp CNC.
Tôn nhựa trong suốt
Tole nhựa không được làm từ kim loại mà được làm bằng nhựa trong. Ưu điểm lớn nhất của tole nhựa là khả năng lấy sáng tốt nên chúng được sử dụng cho các công trình cần ánh sáng như nhà kho, nhà xưởng,…
Ứng dụng của tôn trong đời sống
Tole là một trong những loại vật liệu được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong các công trình dân dụng.
Các ứng dụng cụ thể:
- Lợp mái cho các công trình nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, công trình dân dụng.
- Làm mái che sân thượng, ban công, mái hiên.
- Làm vách ngăn, cửa ra vào, cửa cuốn.
- Mái che ở các điểm chờ xe bus.
- Làm bở bao công trình đang xây dựng.
- Vỏ bọc các thiết bị điện, máy giặt, máy lọc nước,
- Làm bộ chữ quảng cáo, làm nền biển quảng cáo.
- Tole phẳng (không dập sóng) được ứng dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm điện công nghiệp, thiết bị gia dụng, hệ thống cách âm, cách nhiệt, thông gió, thoát nước, thiết bị điện máy,…
Đơn vị gia công cắt, chấn gấp tôn tấm uy tín tại Hà Nội
Tôn tấm trước khi đưa vào ứng dụng trong đời sống cần phải được gia công cắt, chấn gấp. Xưởng cơ khí Đa Hình với 20 năm kinh nghiệm gia công kim loại tấm là đơn vị được nhiều khách hàng, doanh nghiệp, chủ đầu tư lựa chọn khi có nhu cầu gia công cắt, chấn gấp tôn tấm tại Hà Nội.
Quá trình gia công tại Đa Hình sử dụng hệ thống máy móc hiện đại gồm máy cắt laser fiber, máy cắt laser co2, máy cắt plasma, chấn gấp CNC, soi rãnh CNC,… đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, tính thẩm mỹ cao. Hệ thống 2 nhà xưởng rộng 10.000m2 cùng đội ngũ gần 200 kỹ sư, thợ cơ khí chuyên nghiệp có thể gia công những đơn hàng lớn, đảm bảo tiến độ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Xem thêm: Gia công Tôn theo yêu cầu tại Hà Nội
Liên hệ ngay Hotline của Đa Hình để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về các loại tole và phương pháp gia công tole tấm phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐA HÌNHTrụ sở: Số 42B Đường Bưởi, P. Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà NộiNhà máy 1: Km 12, Quốc lộ 32, P. Phúc Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà NộiNhà máy 2: KCN Nam Thăng Long, P. Thụy Phương, Q. Bắc Từ Liêm, Hà NộiHotline: 0915. 254. 138Website: https://dahinh.com.vnEmail: info@dahinh.com.vn