TPS là gì? Hệ thống TPS là gì? Tìm hiểu về hệ thống TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

TPS là gì? Hệ thống TPS là gì? Tìm hiểu về hệ thống TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

Tps là gì

Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực tiền điện tử hay bạn là một thợ cơ khí lành nghề, có thể bạn đã từng nghe đến từ viết tắt “TPS”, vậy TPS là gì? Nó mang ý nghĩa gì, hãy cùng tìm hiểu điều đó ngay sau đây nhé.

TPS là gì? Hệ thống TPS là gì? Tìm hiểu về hệ thống TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

Bài viết này Tiendientu.org sẽ bật mí cho bạn về ý nghĩa của TPS trong các ngành nghề khác nhau, tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về TPS sâu hơn trong lĩnh vực tiền điện tử nhé.

TPS là gì?

Định nghĩa TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

TPS (tên tiếng anh đầy đủ là Transaction per Second) trong thuật ngữ blockchain được gọi là số lượng giao dịch mà mạng có khả năng xử lý trên mỗi giây. Đầu tiên, TPS được tính toán dựa trên số lượng các giao dịch được thực hiện trong một đơn vị thời gian nhất định của quá trình thử nghiệm, sau đó sẽ đưa ra phép tính toán TPS trên mỗi giây.

Để tính toán TPS chính xác, bạn cần xác định 3 tiêu chí: kích thước khối tối đa, kích thước giao dịch trung bình, thời gian khối mục tiêu.

Công thức: TPS= (kích thước khối tối đa / kích thước giao dịch trung bình) / thời gian khối mục tiêu

Với công thức trên, TPS tối đa của bất kỳ chuỗi khối nào đều có thể được tính toán một cách chính xác.

Ví dụ: Kích thước khối 2 MB, kích thước giao dịch trung bình là 2 Kb và thời gian khối là 30 giây thì TPS được tính = ((2000/2) / 30 = 33).

Trong những năm qua, việc nghiên cứu công nghệ làm tăng tỷ lệ giao dịch của blockchains được đầu tư nhiều. Các mạng phi tập trung đặt ra nhiều thách thức trong việc mở rộng quy mô nếu trường hợp có nhu cầu tăng. Vì thế hiện nay, nhiều loại tiền điện tử mới luôn cố gắng tạo ra các chuỗi khối riêng để các giao dịch trở nên nhanh chóng hơn và chi phí thấp hơn.

Định nghĩa TPS trong các lĩnh vực khác

Ngoài lĩnh vực tiền điện tử thì chỉ có 3 lĩnh vực mà “cụm từ này” được thường xuyên sử dụng nhất, đó là TPS trong công nghệ tài chính, TPS trong cơ khí động lực học, và TPS trong hệ thống quy trình sản xuất tiêu chuẩn.

TPS là gì?

  • Trong lĩnh vực công nghệ tài chính: TPS là viết tắt của cụm từ “Transaction Processing System” nghĩa là hệ thống xử lý giao dịch, đây là một hệ thống công nghệ cho phép xử lý các dữ liệu giao dịch mà tổ chức hay cá nhân thực hiện hoặc giao dịch với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp hoặc với nhân viên của tổ chức.
  • Trong lĩnh vực cơ khí động lực học: TPS là viết tắt của cụm từ “Throttle Position Sensor” nghĩa là “cảm biến vị trí bướm ga”, đây là một bộ phận rất quan trọng trên các động cơ tiết kiệm nhiên liệu sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, có chức năng đo đạc thông số từ đó điều tiết lượng xăng phun vào buồng đốt phù hợp nhất.
  • Trong hệ thống quy trình sản xuất tiêu chuẩn: TPS là viết tắt của cụm từ “Toyota Production System”, đây là quy trình làm việc theo quy chuẩn, một phần trong chiến lược của công ty Toyota (Nhật Bản) có chức năng tiêu chuẩn hóa mọi công việc trong một quy trình.

Hệ thống TPS là gì?

Hệ thống xử lý giao dịch – Transaction Processing System (TPS) là một hệ thống công nghệ xử lý thông tin, kết hợp phần mềm và phần cứng, với chức năng thu thập, lưu trữ, sửa đổi và truy xuất các giao dịch dữ liệu của một doanh nghiệp hay tổ chức rồi đưa ra thông tin cần thiết đúng theo nhu cầu để hỗ trợ xử lý giao dịch.

Hệ thống TPS là gì?

Hệ thống xử lý giao dịch này thay vì cho phép người dùng chạy các chương trình tùy ý, nó sẽ cố gắng cung cấp thời gian đáp ứng có thể dự đoán được cho các yêu cầu được đưa ra, mặc dù điều này không quan trọng như đối với các hệ thống thời gian thực.

Một số đặc điểm của hệ thống xử lý này là:

  • Xử lý giao dịch chỉ cho phép các giao dịch có cấu trúc được xác định trước.
  • Mỗi giao dịch thường là thời gian ngắn và hoạt động xử lý cho từng giao dịch được lập trình trước.

Hệ thống TPS hoạt động thế nào?

Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) là một phần mềm hệ thống hoặc sự kết hợp phần mềm/phần cứng nhằm hỗ trợ xử lý các giao dịch.

Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) có những đặc điểm sau: Dự báo, độ tin cậy, tính nhất quán.

Hệ thống TPS hoạt động thế nào?

Hệ thống TPS là một loại máy tính kết hợp giữa phần mềm và phần cứng xử lý, trong đó mỗi tác vụ không thể tách rời được gọi chung là giao dịch, được tác động và thực hiện khi nó xuất hiện.

Hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó.

Nó cho phép xử lý một số nhiệm vụ được xác định trước, trong thời gian ngắn, các nhiệm vụ và giao dịch được thực hiện bởi người dùng và cung cấp thời gian thực hiện yêu cầu có thể dự đoán được.

TPS khác với hệ thống xử lý hàng loạt ở điểm nào:

  • Ngược lại với xử lý hàng loạt, các yêu cầu được lưu trữ và sau đó thực hiện tất cả cùng một lúc. .
  • Trong xử lý giao dịch, hệ thống TPS cần có sự tương tác của người dùng hoặc khách hàng, còn hệ thống xử lý hàng loạt thì không..

Hệ thống xử lý giao dịch TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

Với sự phát triển của công nghệ blockchain, sự ra đời của những đồng tiền kỹ thuật số kéo theo những công nghệ liên quan tới nó lên ngôi và càng ngày càng hoàn thiện công nghệ. Các nền tảng xử lý của mỗi coin khác nhau là khác nhau, và những nhà phát triển vẫn đang hằng ngày tối ưu hóa, tăng tốc độ xử lý cũng như tính bảo mật.

Giải pháp off-chain đã được xây dựng nhằm tăng tốc độ xử lý giao dịch, off-chain cho phép tăng tốc các dự án hiện tại bằng cách chia nhỏ chuỗi khối thành các phân đoạn dễ quản lý hơn và do đó giải phóng đáng kể các nút. Qua đó giúp tăng đáng kể tốc độ mở rộng giao dịch TPS trên các nên tảng blockchain.

Cuộc đua về tốc độ xử lý trong lĩnh vực tiền điện tử và tài chính

Bitcoin (BTC) là đồng coin nổi tiếng nhất trong các đồng tiền số, tuy nhiên nó đang dần tụt hậu về tốc độ xử lý với chỉ tầm khoảng 7 TPS. Trong khi đó, Visa có thể xử lý tới 24.000 TPS, nghĩa là gấp khoảng 3428 lần BTC.

Các coin phổ biến khác như Ethereum (ETH) xử lý khoảng 15 TPS, Bitcoin Cash tách ra khỏi BTC cũng vì vấn đề về khả năng mở rộng và đã tích lũy được khoảng 60 TPS.

Top 4 nền tảng blockchain sở hữu tốc độ TPS nhanh nhất

  1. Syscoin (TPS: >60.000): Xuất hiện vào năm 2013, Syscoin là một trong những người tiên phong trong ngành công nghiệp.
  2. Velas (TPS: >30.000): Velas là một thuật toán đồng thuận duy nhất được gọi là PoS do AI vận hành, nhờ vậy, tốc độ được đẩy nhanh, khả năng của Velas được đánh giá vượt quá 30.000 TPS.
  3. Qtum (TPS: >10.000): Qtum mang tính năng nổi bật nhất với tên gọi là SCAR, đây là thuật toán đồng thuận có thể mở rộng, sử dụng lưu trữ blockchain bằng cách dừng việc tạo các khối mới khi không có giao dịch đang chờ xử lý trong mempool.
  4. EOS (TPS: >3.996): EOS hiện đang xử lý hơn 2.351 TPS, trong khi mức cao nhất mọi thời đại ở thời điểm hiện nay thậm chí còn cao hơn, ở mức 3.996 TPS.

Từ các vấn đề về khả năng mở rộng của tiền điện tử, nhiều giải pháp được đặt ra để thúc đẩy chỉ số TPS, các blockchain mới hơn được thiết kế để xử lý khả năng mở rộng trên chuỗi tốt hơn từ khi bắt đầu, vì thế một số dự án coin mới cũng tiến xa hơn trong khả năng mở rộng tốc độ xử lý giao dịch TPS.

Qua bài viết này, Tiendientu.org hy vọng bạn đọc sẽ có một kiến thức rộng hơn, một cái nhìn sâu hơn về về khái niệm TPS, nhất là trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Chúc các bạn thành công!