1. Kinh tế vĩ mô xoay quanh cái gì?
1.1. Nội dung căn bản của kinh tế vi mô
Ở bất kỳ trường đại học nào ở Việt Nam có khối chuyên ngành về kinh tế, bạn đều nghe về kinh tế vĩ mô. Đối với nhiều người đây là môn học gây “ám ảnh” cao vì độ khó của nó nhưng nếu biết áp dụng nó vào trong cuộc sống, từ đó hiểu được quy luật vận hành của thị trường từ đó tự tạo ra công thức thành công của chính mình thì rất đáng hoan nghênh.
Trong chương trình đại học chính quy ở Việt Nam, kinh tế học được chia thành nhiều môn chuyên ngành nổi bật trong đó là microeconomics (hay còn được gọi là kinh tế vi mô), macroeconomics (hay còn được gọi là kinh tế vĩ mô). Về cơ bản thì, kinh tế vi mô (micro) nghiên cứu về tổng hợp các hành vi diễn ra trên thị trường của từng công ty, doanh nghiệp hoặc cá thể nhất định nào đó. Ngược lại, kinh tế vĩ mô (macro) thì lại vẽ ra cho người học một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế của cả một quốc gia, những quy luật, chỉ số vận hành nền kinh tế đó. Macroeconomics đặt ra những vấn đề lớn, mang tầm quốc gia, rộng hơn nữa là quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, những vấn đề cần sự chung tay giúp đỡ của nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân.
Xem ngay: Bản mô tả chi tiết và đầy đủ công việc giảng viên đại học
1.2. Mối quan hệ mật thiết của kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Tuy một môn học tập trung tới những yếu tố nhỏ hơn, và một môn học phóng tầm mắt ra toàn cảnh, nhưng về ý nghĩa tựu chung thì hai môn học này là không thể tách rời. Đó là trên bối cảnh giảng đường, còn ở bên ngoài xã hội, cả yếu tố vĩ mô và vi mô là những thành tố quyết định sự phát triển của một quốc gia so với các cường quốc khác trên thế giới. Nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế nói chung và vi mô, vĩ mô nói riêng thì người học sẽ nắm được quy luật vận hành của nền kinh tế, từ đó lường trước được khủng hoảng kinh tế, nắm bắt được xu hướng và cách thức phát triển của riêng doanh nghiệp mình. Từ những kiến thức vĩ mô đó, áp dụng vào riêng doanh nghiệp bản thân, tự tạo nên công thức vận hành và thành công riêng, thế là đạt được mục đích cuối cùng của các môn học chuyên ngành. Thực tế đã chứng minh rằng, bức tranh về kinh tế vĩ mô của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế vi mô, như sự xâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia vào thị trường Việt Nam là một ví dụ. Và ngược lại, nếu không có những kiến thức cơ bản về vĩ mô, những quy luật vận hành của nền kinh tế thì dám chắc rằng, không có doanh nghiệp hay cá nhân nào có thể tự tin vận hành một cách thành công mà bỏ qua những nền tảng cơ bản đó.
Ứng tuyển ngay: Việc làm Giảng viên
2. “TR” là gì? Mối quan hệ của “TR” trong kinh tế vi mô
2.1. Ký tự viết hoa thường có ý nghĩa gì?
Để hiểu được về ký tự “TR”, ta cùng quay ngược lại về những kiến thức cơ bản của kinh tế vĩ mô hay nhấn mạnh ở đây là kiến thức về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Giống như các doanh nghiệp thường nói vui, “vấn đề đầu tiên là vấn đề tiền đâu”, những quy luật nhất định về chi phí, doanh thu lợi nhuận đều được nhắc tới như một nhân tố quan trọng quyết định nền kinh tế, mà ở đây đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra những quyết định kinh tế của những doanh nghiệp trên thị trường. Như kiến thức thông thường đã biết, lợi nhuận của một công ty sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí (nếu chi phí lớn hơn doanh thu thì chắc chắn lỗ mà kinh doanh cần phải có lãi để nhanh chóng hồi vốn bỏ ra), nên một điều mà nhiều doanh nghiệp luôn đau đáu đó là nâng cao lợi nhuận và cắt giảm chi phí.
Về vấn đề chi phí, có rất nhiều những thuật ngữ mà các bạn cần nên nhớ như VC, FC, TC…. VC là Variable Cost, hay còn được gọi là “chi phí biến đổi”, FC là Fixed Cost – “chi phí cố định” và TC là “Total Cost”, tổng chi phí. Có thể hiểu rằng, những chữ cái có mang hai thứ tự in hoa sẽ là chữ cái đầu viết hoa của từ đó (như F và C là viết tắt của Fixed và Cost). Những ai đang học kinh tế hay muốn theo đuổi kế toán chắc hẳn phải nằm lòng những chữ cái như thế này.
Tham khảo: Mô tả công việc ngàng Giáo dục – Đào tạo
2.2. Ký tự “TR” có ý nghĩa gì trong kinh tế vĩ mô?
Như đã nói ở trên, vấn đề doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng cần được chú ý hơn cả ở trong công cuộc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vì trong doanh thu thì sẽ có lợi nhuận để hòa vốn và thu được giá trị thặng dư – yếu tố “làm giàu” doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Và “TR” cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
“TR” được viết tắt của “Total Revenue” – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Tổng doanh thu”. Tổng doanh thu này bao gồm cả lợi nhuận (tùy trường hợp), thường được tính bằng công thức:
TR = P.q
Trong đó, P chính là “Price” (giá cả), và q là sản lượng (quantity), số lượng mà sản phẩm đó bán ra. Chung quy lại, TR chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ đạt được nếu bán hết một số lượng sản phẩm nhất định nào đó. Ví dụ, một nhà xuất bản sách in ra 10,000 bản in cho tác phẩm thơ ngắn với giá bìa là 16,000 đồng một cuốn, thì nếu tẩu tán được hết 10,000 bản đó thì nhà xuất bản sẽ thu về giá trị TR = 160,000,000 đồng (160 triệu đồng). Áp dụng vào công thức trên thì ta thấy: P = 16,000 đồng, đây có nghĩa là đơn giá được định giá bởi công ty sản xuất tung ra thị trường, q = 10,000; có nghĩa là số lượng được bán ra là 10,000 cuốn sách. Tùy theo quy luật cung cầu mà giá cả có thể tăng/giảm tùy ý muốn của công ty, đó là những chính sách ưu đãi, chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc (ví dụ điển hình của mua giá sỉ, bán giá lẻ hoặc chiết khấu). Ví dụ, nếu giá cả giảm, thì đương nhiên nhu cầu mua nhiều sẽ tăng cao lên, từ đó giá cả sẽ được thay đổi tùy theo thị trường lúc đó như thế nào.
Xem thêm: Mô tả công việc nhà kinh tế học
2.3. Những lưu ý khi học kiến thức vi mô
Để học tốt được kinh tế vi mô, trước hết các bạn sinh viên cần phải có đầy đủ các tài liệu tham vấn học tập. Có thể nói đây là môn học mà nếu bỏ qua một vài buổi thì khả năng môn này trở thành “kiến thức mới hoàn toàn” là rất cao đối với các bạn sinh viên chưa có khả năng thấm nhuần những kiến thức trừu tượng. Tuy nhiên, căn bản của kinh tế vi mô xung quanh những hành vi của doanh nghiệp và tâm lý khách hàng, các quy luật cung cầu đơn giản vốn đã từng có những nền tảng cơ bản từ môn Giáo dục công dân từ năm cấp 3, nên dù khó nhớ và khó phân biệt so với Kinh tế vĩ mô, nhưng có thể đánh giá rằng kiến thức của Kinh tế vi mô khá là dễ tiếp nhận. Đừng ngần ngại tham gia những nhóm học tập chia sẻ những tài liệu về các môn chuyên ngành Kinh tế ở các trường Đại học hay các khoá học ngắn hạn về kinh doanh và cố gắng ôn tập, điểm thi cuối kỳ của bạn sẽ tốt thôi.
Trên đây là giải nghĩa của Timviec365 về thuật ngữ “TR” trong kinh tế vi mô. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới cuối cùng bài viết, mong các bạn đã hiểu rõ hơn về “TR” trong kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô (micro) nói riêng!