Phương pháp trắc nghiệm: có ba loại
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.
Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.
1. Loại quan sát giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.
2.Loại vấn đáp có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…
3. Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
– Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc.
– Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
– Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
– Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm.
– Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra.
Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Phương pháp tự luận rất quen biết với mọi người chúng ta.
Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là trắc nghiệm khách quan (objective test).
Nhiều người thường gọi tắt phương pháp trắc nghiệm khách quan là trắc nghiệm. Thuận theo thói quen ấy, từ nay về sau khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta sẽ ngầm hiểu là nói đến trắc nghiệm khách quan.
Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi khác nhau:
– Câu ghép đôi (matching items): Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.
Lấy thí dụ về câu trắc nghiệm Văn học:
Hãy tìm ở cột bên phải tên tác giả của mỗi câu thơ liệt kê trong cột bên trái:
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoangThổn thức bên song mảnh giấy tànRặng liễu đìu hiu đứng chịu tangTóc buồn buông xuống lệ ngàn hàngBóng chiều không thắm không vàng vọtSao đầy hoàng hôn trong mắt trongCon đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lá lá cành hoang, nắng trở chiềuỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêuNghe chim reo trong gió mạnh lên triều
a. Thâm Tâmb. Xuân Diệuc. Huy Cậnd. Nguyễn Due. Hàn Mặc Tửf. Tố Hữu
Trả lời: 1-d; 2-b; 3-a; 4-b; 5-g.
– Câu điền khuyết(supply items): Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống.
Lấy thí dụ với câu trắc nghiệm Lịch sử: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc ………………… khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà..
Trả lời: Tuyên ngôn độc lập
– Câu trả lời ngắn (short answer): Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.
Lấy thí dụ về câu trắc nghiệm Sinh học:
Nguyên nhân hình thành các dặc điểm thích nghi của sinh vật là gì?
Trả lời: Chọn lọc tự nhiên
– Câu đúng sai (yes/no questions): Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.
Lấy thí dụ với câu trắc nghiệm Hoá học:
Sự khử là quá trình nhường electron
a)Đúng b)Sai
Trả lời: b
– Câu nhiều lựa chọn (multiple choise questions): Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.
Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng – sai và kiểu câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất. Câu đúng – sai cũng chỉ là trường hợp riêng của câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời. Vì vậy trong các kiểu câu trắc nghiệm, kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả. Chúng ta tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về kiểu câu nhiều lựa chọn nhằm mục đích giúp bạn đọc nắm vững kiểu câu trắc nghiệm quan trọng này.
Về loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC) có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, …. hoặc các con số 1, 2, 3, 4, …
Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu câu NLC được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem câu trắc nghiệm rất đơn giản về Toán sau đây (cho học sinh mới bắt đầu học Đại số):
Cho a=15 và b=2; tích của a và b bằng:
a) 17 b)13 c)7.5 d)30
Thí sinh nắm vững bài sẽ hiểu ngay rằng tích của a và b là kết quả của phép nhân a với b, tức là 15×2 và chọn D là câu trả lời đúng. Trong khi đó, đối với thí sinh không hiểu rõ khái niệm tích, các phương án a, b, c đều có vẻ “có lý”, có thể lôi cuốn thí sinh vào một trong các phương án trả lời sai:
a + b = 15 +2 = 17 chọn A
a – b = 15 – 2 = 13 chọn B
a : b = 15 : 2 = 7.5 chọn C
Tin bài liên quan:
Hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm