Trật tự an toàn xã hội: Khái niệm, nội dung, đối tượng (2022)

Trật tự an toàn xã hội là gì

Cụm từ “trật tự an toàn xã hội” chắc hẳn không còn quá xa lạ bởi chắc chắn sẽ có một lần mọi người đã nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, báo chí hay văn bản pháp luật. Nhưng để hiểu rõ một cách đầy đủ, chi tiết và cụ thể về “trật tự an toàn xã hội là gì?”, hãy cùng Vietcham tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây và tìm hiểu những thông tin liên quan trực tiếp tới trật tự an toàn xã hội.

Trật tự an toàn xã hội là gì?

Trật tự an toàn xã hội được hiểu là xã hội ở trong trạng thái có trật tự, kỷ cương, phép tắc. Trong đó mọi người dân đều có một cuộc sống yên ổn dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý. Mọi người dân tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Để có thể bảo vệ được trật tự an toàn xã hội thì trách nhiệm thuộc về Đảng và toàn dân. Trong đó công an nhân dân sẽ làm tham mưu, hướng dẫn và sẽ trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa các vấn đề về tai nạn, tệ nạn xã hội… giúp cho xã hội đi lên và ngày càng phát triển, văn mình, chuẩn đạo đức hơn.

Nội dung trật tự an toàn xã hội gồm những gì?

Vậy nội dung của trật tự an toàn xã hội sẽ bao gồm:

– Đấu tranh cho công tác phòng, chống tội phạm là biện pháp để có thể loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm

  • Phát hiện để có thể ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội, hạn chế tối đa nhất có thể những hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội;
  • Điều tra tội phạm và những người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội

– Giữ gìn trật tự nơi công cộng

  • Trật tự công cộng chính là trạng thái mà xã hội đi vào sự trật tự có kỷ cương, phép tắc và được điều chỉnh bởi những quy tắc, quy phạm nhất định ở những khu vực công cộng mà mọi người cần phải tuân theo.
  • Trật tự công cộng sẽ có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, nếp sống, văn minh, đạo đức; tuân thủ theo những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được tất cả mọi người thừa nhận.
  • Giữ gìn trật tự những nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, gìn giữ nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau

– Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông

  • Trật tự an toàn, giao thông chính là trạng thái mà xã hội có trật tự, được tuân thủ và điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người cần tuân theo. Từ đó mới có thể đảm bảo giao thông được thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhất về tai nạn giao thông.
  • Đảm bảo trật tự an toàn giao thông chính là trách nhiệm của tất cả mọi người dân khi tham gia giao thông

– Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh

  • Về thiên tại và dịch bệnh không phải là 100% là con người gây ra nhưng lại có sức tàn phá vô cùng ghê gớm. Huỷ hoại tất cả những tài sản, cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người. Mang đến cho xã hội nhiều hậu quả nặng nề

– Bài trừ các tệ nạn xã hội

  • Đây là những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, phổ biến ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng xấu và gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng

– Bảo vệ môi trường

  • Nếu môi trường gặp tình trạng gì thì lãnh hậu quả đầu tiên chính là con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với con người, sinh vật và liên quan đến cả sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội, dân tộc.

Làm sao đảm bảo an toàn trật tự xã hội?

Khi đã biết được và hiểu rõ được trật tự an toàn xã hội là gì thì mỗi công dân cần luôn nâng cao ý thức và trách nhiệm, tinh thần tự giác bảo vệ, thực hiện trật tự an toàn xã hội.

Biện pháp để mọi công dân có thể tự thực hiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội là:

  • Luôn mang trong mình ý thức đấu tranh phòng, chống mọi tội phạm trừ những trường hợp là những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những tội phạm phá hoại hoà bình, tội phạm chiến tranh;
  • Ý thức giữ gìn trật tự nơi công cộng, không hát hò, nói quá to tiếng…;
  • Tuân thủ đúng về trật từ, an toàn giao thông: Không vượt đèn đỏ, không đua xe, lạng lách. Chú ý an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông…;
  • Phòng ngừa, phòng chống bệnh dịch, thiên tai;
  • Tránh xa những tệ nạn xã hội
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Đối tượng nào có trách nhiệm an toàn xã hội?

Bảo vệ trật tự an toàn xã hội không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước mà còn cần đến sự giúp đỡ của mỗi cá nhân. Mỗi người dân chỉ cần có ý thức tuân thủ những quy định về đảm bảo trật tự an toàn xã hội dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng đúng chuyên.

Sẽ bao gồm như sau:

  • Cơ quan đứng đầu về việc đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, an toàn xã hội chính là những cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và những đơn vị tình báo,cảnh sát, an ninh, cảnh vệ thuộc công an nhân dân;
  • Cơ quan thuộc đơn vị an ninh, tình báo quân đội; bộ đội, cảnh sát biển là những quy định pháp luật và những cơ quan với nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực biên giới, đất liền và hải đảo..
  • Và đặc biệt, từng cá nhân cần có ý thức tự giác, tuân thủ, chấp hành những quy định mà Nhà Nước đã đưa ra. Thực hiện đúng theo những quy định pháp luật và quy chuẩn đạo đức được đặt ra để đảm bảo được an toàn trật tự xã hội được bền vững, ổn định và phát triển.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

  • 🔸 Sơ thẩm là gì? Quy trình & thủ tục sơ thẩm chuẩn
  • 🔸 Hộ kinh doanh cá thể là gì? Điều kiện & thủ tục thành lập (2022)
  • 🔸 Cách đăng ký mã QR cho xe tải đúng cách

Trên đây là những thông tin về trật tự an toàn xã hội và những thông tin liên quan mà Vietcham cung cấp đến cho tất cả quý bạn đọc. Hy vọng với những thông tin ấy mọi người có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để có thể mang đến một cuộc sống bình yên và thư thái.

Vietcham Blog