Mẹ có biết trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này! Cùng theo dõi nhé!
- Trẻ chậm tăng cân do đâu? Mẹo hay giúp bé cải thiện
- Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Cách tăng cân khoa học cho bé
Trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?
Chúng ta ắt hẳn đều nhớ như in khoảnh khắc con yêu bé bỏng chào đời sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi. Song, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, sự xuất hiện của “thành viên mới” cũng mang đến vô vàn nỗi lo. Đặc biệt là với ai lần đầu làm cha, làm mẹ thì 3 từ “trẻ sơ sinh” thực sự là một trải nghiệm mới mẻ. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra: định nghĩa trẻ sơ sinh? trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?,… Đây tưởng chừng là những điều ai cũng biết, nhưng lại được rất nhiều mẹ quan tâm và mong muốn tìm hiểu.
Theo định nghĩa, thuật ngữ “trẻ sơ sinh” nói tới đứa trẻ vừa mới được sinh ra trong bụng mẹ được vài giờ, vài ngày, vài tuần. Thuật ngữ “sơ sinh” có nguồn gốc từ tiếng Latin, dịch ra là “không thể nói”. Vậy bạn có biết trẻ sơ sinh là mấy tháng tuổi không?
Được biết, giai đoạn trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ vừa mới chào đời, được cắt rốn cho tới khi trẻ tròn 30 ngày tuổi. Cụm từ này dùng để gọi cả trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh đủ tháng.
Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng
Bên cạnh thắc mắc “trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?”, đặc điểm sinh lý của trẻ sinh đủ tháng như thế nào cũng được nhiều cha mẹ quan tâm:
Các số đo
- Cân nặng:
– Bé trai: 3.0 – 3.4kg
– Bé gái: 2.8 – 3.2kg
- Chiều cao: 50cm
- Vòng ngực: 33 – 34cm
- Vòng đầu: 34 – 35cm
✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 -18 tuổi
Hệ hô hấp
Bé sinh đủ tháng chủ yếu thở bằng mũi, với tần suất hô hấp khoảng 40 – 50 lần/phút. Cha mẹ cần chú ý, tránh để mũi trẻ bị tắc nghẽn, dẫn đến suy hô hấp.
Hệ tuần hoàn
Nhịp tim thay đổi khi trẻ khóc và cử động nhiều. Khi ở trạng thái bình thường, nhịp tim của trẻ đều, với tần số như sau:
- Sau khi chào đời: 150 lần/phút
- 10 ngày tuổi: 140 lần/phút
- 12 ngày tuổi: 120 lần/phút
- 5 tuổi: 100 lần/phút
Khi trẻ mới sinh ra, lượng máu được tim bơm đi là 150 – 160ml/g/phút. Huyết áp là khoảng 60 – 70 mmhg.
Hệ huyết học
Các chỉ số liên quan đến máu của trẻ sơ sinh sau khi chào đời là:
- Khối lượng máu: 80ml/kg
- Số lượng hồng cầu: 5 triệu – 5.5 triệu/mm3
- Dung dịch hồng cầu tăng cao lúc sinh 50 – 60%
- Huyết sắc tố: 17 -19g/%
Từ ngày thứ 3 – ngày thứ 10 sau khi sinh, những chỉ số trên ở trẻ sẽ giảm dần.
Thân nhiệt
Thân nhiệt của trẻ sau sinh sẽ nhanh chóng giảm. Nếu không được ủ ấm, bé có thể giảm xuống 36 độ C hoặc thậm chí là thấm hơn.
Hệ tiêu hóa
Trẻ có thể bắt đầu tiêu hóa ngay sau khi sinh. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú sớm, vừa kích thích sữa mẹ về, vừa giúp bé không bị giảm cân. Khoảng 8 – 10 giờ sau sinh, bé sẽ đào thải phân su. Trường hợp đào thải chậm có thể do ảnh hưởng từ ống tiêu hóa. lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám ngay!
Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh hoạt động tương đối mạnh do chưa có sự kiểm soát chặt chẽ bởi bộ não. Thông thường, các tế bào não sẽ nhiều vết nhăn hơn so với vỏ não. Còn vùng tiểu não có độ thấm của thành mạch cao nhất. Do đó, những đứa trẻ sinh thiếu tháng dễ có nguy cơ bị xuất huyết màng não.
Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?
Đến đây, hẳn bạn đã biết “trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?”. Vậy có những lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần nhớ? Cùng lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia dưới đây nhé!
Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
- Trẻ từ 0 – 4 tuần tuổi: Sau sinh bé ngủ khá nhiều, khoảng 15 – 18 tiếng/ngày. Nhưng giấc ngủ của bé thường không tuân theo một lịch trình nào. Một giấc của trẻ có thể kéo dài chỉ vài phút hay vài giờ, và thường xuyên thức giấc
- Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ cần ngủ từ 14 – 15 tiếng/ngày. Thời gian ngủ của trẻ trong ngày ít hơn, nhưng giấc ngủ lại dài hơn, từ 4 – 6 tiếng
- Trẻ từ 4 tháng – 1 tuổi: Thời gian ngủ lý tưởng nhất của trẻ ở giai đoạn này là 15 tiếng/ngày. Nhưng thực tế, các bé chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng/ngày. Cha mẹ nên hình thành thói quen ngủ khoa học cho bé ngay từ giai đoạn này
Những khoảng thời gian trống giữa các lần ngủ, cha mẹ nên giúp bé thư giãn bằng cách tắm nước ấm, xem sách truyện, đung đưa bé. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Hướng dẫn tắm rửa, vệ sinh cho trẻ sơ sinh
- Thay tã: Khi bé đi tè hay ị cần được thay tã ngay. Dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục. Sau đó thoa kem bảo vệ da rồi mới mặc tã cho trẻ
- Tắm cho bé: Trước khi tắm cho bé, mẹ cần cởi bỏ nữ trang có mặt sắc cạnh để tránh gây tổn thương cho da bé. Đặt bé nằm trên mặt phẳng, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mắt và miệng. Dùng khăn mềm để vệ sinh lỗ mũi cho bé. Sau đó mới tiến hành gội đầu, rồi tắm. Sau khi tắm xong, dùng khăn lau khô và ủ ấm cho trẻ ngay. Nếu muốn cắt móng tay, móng chân thì thời điểm sau khi tắm là lý tưởng nhất. Lúc này bé đang thoải mái nên dễ cắt
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa?
Sau sinh 24 giờ
Trong ngày đầu tiên của cuộc đời, bé bú rất ít, khoảng 15ml. Sữa mẹ sẽ về nhiều khoảng 3 ngày sau sinh, nên bé hầu như chỉ uống sữa non. Đây là loại sữa cô đặc, chứa nhiều dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao, trong ngày đầu, bé chỉ cần bú một lượng nhỏ là được.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Trong tháng đầu tiên, bé cần ăn 8 – 12 cữ/ngày, cứ 2 – 3 giờ/cữ. Nếu bé không thức dậy và đòi bú, bạn nên đánh thức và cho bé bú đúng cữ. Lượng sữa cho trẻ trung bình khoảng 45 – 88ml/1 lần.
Trẻ trên 2 tháng tuổi
- Trẻ 2 tháng tuổi: 118 – 148ml/1 lần, mỗi cữ cách nhau 3 – 4 giờ
- Trẻ 4 tháng tuổi: khoảng 177ml/lần, mỗi cữ cách nhau 3 – 4 giờ
- Trẻ 6 tháng tuổi: bé có thể bú tới 236ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi lần
Lưu ý: Lượng ăn của bé thay đổi theo từng ngày. Nhất là trong giai đoạn tăng trưởng của bé. Cha mẹ nên học cách nhận biết để cho bé ăn lượng sữa phù hợp.
Trên đây là giải đáp “trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?” và những thông tin liên quan. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong hành trình nuôi lớn bé yêu!