Cây Trúc Phật Bà có ý nghĩa phong thủy gì? Cách trồng và … – OECC

Trúc phật bà

Cây Trúc Phật Bà có ý nghĩa phong thủy gì? Cách trồng và chăm sóc cây trúc quan âm trong chậu – camnangnuoitrong

Từ xưa đến nay, cây trúc vẫn thường được đưa vào các bài thơ, bài ca, những bài đồng dao của trẻ nhỏ. Nó trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Cây trúc dân dã, mộc mạc vốn đã không còn xa lạ với bất kỳ ai. Nó đại diện cho vẻ đẹp của miền quê thân thương. Qua bao thăng trầm của lịch sử, theo dòng chảy thời gian, cây Trúc Phật Bà vẫn trường tồn và mang theo những nhiều ý nghĩa phong thủy trong mình. Hãy cùng camnangnuoitrong tìm hiểu về loài cây phong thủy nổi tiếng này qua bài viết dưới đây.

Cây Trúc Phật Bà là loại cây phong thủy cực tốt

1. Cây trúc quan âm là cây gì?

Cây Trúc Phật Bà còn có tên gọi khác là cây trúc đùi gà, trúc quan âm. Tên khoa học của nó là Bambusa Ventricosa sp, có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Chúng là loài cây có hình dáng khá bắt mắt. Thân cây nhìn qua giống như hình Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Dù nhiều cành, nhiều đốt nhưng cây không bao giờ đổ gãy hay dập nát trước mọi thời tiết. Vì vậy, loài cây này rất được ưa chuộng làm cây trồng viền, hàng rào trang trí, tạo điểm nhấn cho tiểu cảnh sân vườn, công viên, trường học. Tạo dẫn lối đi và cho bóng mát trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn, nhà máy xí nghiệp hay khu biệt thự, nghỉ dưỡng sang trọng….

Thân cây Trúc Phật Bà thường cong dạng sóng nước. Trên thân có các lóng ngắn, tròn và mập, trông giống như đùi ếch. Phần gần ngọn cây thường có các nhánh cây mọc đối xứng nhau, tựa như phật bà dang tay nên người ta gọi là trúc quan âm. Trên nhánh cũng có các mắt tròn giống như ở thân nhưng nhỏ hơn.

Thân cây có màu xanh lục thẫm, trông rất mát mắt, khi già cành nhánh và lá đều sẽ chuyển sang màu vàng. Lá Trúc giống như lá tre, có hình mác, đầu nhọn, mặt trên lá có gân nhám, màu xanh.

Cũng giống như cây tre, trên thân cây trúc có các lớp mo. Đây là lớp vỏ ngoài của cây lúc còn non, đến khi trưởng thành, cây cứng chắc, lớp mo sẽ già đi và rụng xuống. Mỗi một mắt thân sẽ có một mo riêng.

Trúc Phật Bà thường bị nhầm lẫn với cây trúc đùi ếch. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm đối xứng của nhánh bạn có thể dễ dàng phân biệt được cây nào là Trúc Phật Bà cây nào là trúc đùi ếch.

2. Cây Trúc Phật bà có ý nghĩa phong thủy

Cây Trúc Phật Bà vốn là một loài cây cảnh phòng thủy, vì vậy bản thân nó luôn chứa đựng những giá trị tích cực, tiềm ẩn sự phú quý, cát tường.

Ý nghĩa của cây Trúc Phật Bà

Cây Trúc Phật Bà rất được ưa chuộng trồng làm cảnh quan xanh ở các cơ quan, công sở, công viên, hay đình chùa, miếu mạo… Loài cây này không chỉ có ý nghĩa phong thủy tích cực mà còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.

Trúc Phật Bà thường được trồng thành khóm hoặc từng dãy, từng hàng. Hàng trúc giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời, tạo điểm nhấn ấn tượng ở các quán cà phê, nhà hàng,khách sạn hay các khu vui chơi giải trí, khu đô thị.

Trúc Phật Bà hợp với người tuổi gì?

Trong phong thủy, cây Trúc Phật Bà đại diện cho sự no đầy hạnh phúc cũng như khí thế hiên ngang, kiên cường trước mọi bão tố của cuộc đời. Chính vì điều này nên nó đã được các nghệ nhân chơi cây ép dáng làm cây cảnh bonsai, cây nội thất văn phòng trang trí nhà cửa giúp thu hút tài vận, may mắn cho gia đình.

Ngoài ra, loại cây này còn đại diện cho một tấm lòng khoan dung, độ lượng, một con người chính trực, chí nhân quân tử.

Trúc Phật Bà là loài cây thuộc hành Thủy. Vì thế nên rất phù hợp với những người có bản mệnh là Thủy và mệnh Mộc. Bởi lý do Thủy sinh Mộc vì vậy, những người thuộc bản mệnh này trồng Trúc Phật Bà sẽ mang lại giá trị phong thuy cao, gặp được nhiều may mắn và cơ hội trong cuộc sống.

Trúc phật bà thể hiện sự no đủ và hạnh phúc

3. Cách trồng cây Trúc Phật Bà

Là loại cây có sức sống mạnh mẽ, có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Trúc Phật Bà sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Vì vậy, người trồng không cần phải quá lo lắng khi muốn trồng một chậu trong nhà.

Trúc Phật Bà có thể được trồng vào chậu nhỏ hoặc trồng trực tiếp dưới khoảng đất trống đều có thể phát triển nhanh chóng.

Nếu trồng cây trong chậu, trước tiên bạn cần chọn loại chậu có kích thước phù hợp với bầu đất cây giống. Tuyệt đối không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Để cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, người trồng cần tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị chậu cây Trúc Phật Bà phù hợp hoặc đào hố với kích thước khoảng 50x40x45 là vừa đủ.

Bước 2: Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống. Dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây. Tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.

Bước 3: Tưới đẫm nước để cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn có thể sử dụng vỏ trấu khô rắc một lớp mỏng ở trên bề mặt gốc, nhằm giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.

4. Cách chăm sóc

Trúc Phật Bà là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Do đó, gia chủ không cần phải quá lo lắng trong việc chăm sóc cho cây. Tuy nhiên phải chú ý các yếu tố sau:

Tưới nước cho cây

Cần thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo độ ẩm phù hợp, một tuần tưới 1 đến 2 lần. Trúc Phật Bà không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, điều kiện duy nhất là cần đảm bảo cho cây đủ ẩm và tránh ngập úng.

Khi tưới nước cần chú ý tưới đều không chỉ phần gốc mà cả phần ngọn để rửa sạch bụi bẩn cho cây.

Bên cạnh đó cũng phải lưu ý loại bỏ những cành yếu và những nhánh có lá quá tạo điều kiện thoáng đãng để cây có đủ không gian vươn nhánh.

Đất cho cây trồng

Do Trúc Phật Bà không chịu được ngập úng nên đất trồng cần phải tơi xốp và thoát nước tốt.

Ánh sáng thích hợp

Cây thuộc loại ưa sáng vì vậy gia chủ nên trồng cây ở những nơi có đủ ánh sáng để cây và lá trúc được xanh mướt, đẹp mắt nhất. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa thì phải cắt bỏ đi ngay.

Bón phân cho cây

Tuy chúng có sức sống mạnh mẽ và ít sâu bệnh hại. Thế nhưng, người chăm sóc vẫn cần bón lót cho cây vài lần trong năm để cây luôn được xanh tốt và trổ nhiều nhánh.

5. Các bệnh thường gặp và cách chữa

Cây cảnh cũng như con người, trong vòng đời ít nhiều đều có lúc bị một bệnh nào đó. Khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Trúc Phật Bà đôi khi cũng mắc phải một số các bệnh sau:

– Lá cây biến màu tạo ra một số đốm đậm hơn do thiếu lượng Kali cần thiết.

– Cây bị bệnh vàng lá là do thiếu nitơ và cần phải bổ sung ngay cho cây. – Nếu như lõi cây bị thối khô, ngọn và cổ rễ có đốm vàng nâu,… nguyên nhân rất lớn là do thiếu nguyên tố vi lượng Bo.

– Trường hợp cây bị mất màu xanh, lá chuyển thành màu trắng hay trắng vàng là do cây đang bị thiếu chất sắt.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây Trúc Phật Bà. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn có thể tìm thấy được những thông tin hữu ích xung quanh loài cây phong thủy nổi tiếng này.

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: cây trúc phật bà, trúc phật bà, cây trúc quan âm, trúc quan âm trong chậu, cây trúc quan âm phong thủy, cây trúc phật bà giá bao nhiêu, truc phat ba, trúc quan âm, cây trúc phật bà có ý nghĩa gì, trúc phật bà mini, cay truc quan am, cách trồng trúc quan âm, phong thủy cây trúc phật bà, cây phật quan âm, cây quan trúc âm, hình ảnh cây trúc quan âm, cây trúc phật bà quan âm, cây phật bà quan âm, cách trồng cây trúc quan âm, giá cây trúc phật bà, truc quan am, ba cay truc, ba cây trúc, chúc quan âm, trúc gì, cây trúc cảnh, cây trúc cảnh trong nhà, trúc ba, trúc phật, bông trúc quan âm, trúc quan âm cảnh, trồng chuối cảnh sân vườn thêm bóng mát| trung vlogs, bà trúc, hình ảnh cây quan âm, cây trúc, chậu trúc cảnh, trúc bà, lan trúc phật bà, cây trúc phú quý là cây gì, cây quan âm, trúc đùi gà, cách nhân giống cây trúc phật bà