Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang là một vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc không phải là một điều dễ dàng.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…
+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…
+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…
Ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Thứ nhất: Về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:
– Yêu nước là thuộc tính chung của người Việt Nam, là một nước nông nghiệp nên ngay từ xa xưa người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với những món ăn thấm đẫm vùng miền, những lời ru mang nặng tình cảm yêu thương con người và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
– Tinh thần yêu nước phải được khơi dậy để thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng Bác Hồ có cách thức sáng tạo khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người để thực hành vào công việc chung của đất nước.
– Yêu nước nồng nàn gắn với tinh thần quốc tế cao cả. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và xác dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
+ Thực tiễn hơn 60 năm hoạt động, tranh đấu vì mục tiêu làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trong thời gian Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngoài, Bác đã cống hiến cho phong trào cách mạng trên Thế giới nhưng cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước Bác đã đi qua.
– Từ một người yêu nước nồng nàn đến với chủ nghĩa Mác-Lênin được bồi đắp thêm tình cảm gắn bó sâu sắc với bạn bè, đồng chí nhiều nước trên Thế giới, nên chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế cao cả đã hòa quyện vào trong con người của Hồ Chí Minh.
– Khi đã là người đứng đầu Chính phủ, bác luôn kêu gọi nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế cao cả. Ngoài ra các nước xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ còn phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh để giúp đỡ ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
– Lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước những hành động xâm lược của nước mạnh đối với nước yếu.
Thứ hai: Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc:
– Đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu – nước mạnh – dân chủ – công bằng và văn minh.
– Để đất nước vững bước trên hành trình đã chọn và nhất là để phát huy tinh thần yêu nước của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành chức năng cùng hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đản viên và các tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng và sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cụ thể hóa thành các chính sách và các phòng trào thu đua yêu nước cụ thể, thiết thực.
– Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động cơ để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
– Cần thấm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sông và nhân cách.
– Từ trong các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành, khắp các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, có các đoàn viên, thanh niên, các sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các chiến sĩ thi đua…
Như vậy, Ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nội dung đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.