Có đến 15% dân số trên thế giới gặp phải hội chứng sợ lỗ, nghĩa là họ cảm thấy sợ hãi, né tránh, nặng hơn là buồn nôn, khó chịu khi nhìn thấy các lỗ tròn tụ gần nhau. Hình ảnh khiến họ sợ hãi đôi khi chỉ là vỏ hạt sen, quả dâu tây, tổ ong,… Nghiên cứu về hội chứng này còn hạn chế, vì thế điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.
06/02/2021 | Dấu hiệu thường gặp ở những người mắc hội chứng turner26/01/2021 | Hội chứng Patau ở trẻ và những điều mẹ bầu cần biết!25/01/2021 | Các phương pháp điều trị hội chứng Dumping hiệu quả
1. Bạn có đang gặp phải hội chứng sợ lỗ?
Hội chứng sợ lỗ khá phổ biến, xác định biểu hiện bệnh sẽ giúp việc điều trị và can thiệp thích hợp, hiệu quả. Khi người bệnh nhìn thấy nhiều lỗ nhỏ gần nhau thì sẽ bị kích động. Hình ảnh này có thể là dép tổ ong, tổ ong, lỗ trên cây, lỗ nhỏ li ti của hạt dâu tây, lỗ trên đài sen,…
Quả dâu tây với nhiều lỗ nhỏ khiến nhiều người sợ hãi
Khi đó, người bệnh có các triệu chứng như:
-
Cảm giác sợ hãi, né tránh, nổi gai ốc.
-
Chóng mặt, đau đầu.
-
Buồn nôn, nôn mửa.
-
Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.
-
Đổ mồ hôi lạnh.
Các trường hợp nặng hơn khi bị kích thích quá mức có thể choáng, ngất, đau tim khi gặp phải hình ảnh lỗ tròn. Tuy nhiên hầu hết người mắc hội chứng sợ lỗ ở mức độ nhẹ, họ chỉ thường có cảm giác sợ hãi, né tránh,… và tự hết khi loại bỏ tác nhân kích thích.
Có đến 15% dân số bị hội chứng sợ lỗ
2. Nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ
Tên khoa học của hội chứng sợ lỗ là bệnh Trypophobia, đây là phản ứng quá mức của não bộ khi xác nhận những vật thể nhiều lỗ là tác nhân nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh lý chưa được xác định rõ, một vài giả thuyết được nhiều người công nhận, trong đó có giả thuyết về dạng mô hình lỗ tương đương với hoa văn của một số loại động vật nguy hiểm. Cá lóc, ếch phi tiêu độc, rắn hổ mang chúa,… có hoa văn tương tự lỗ trên da, khiến người bệnh Trypophobia sợ hãi với tất cả các hình ảnh tương tự.
Ngoài ra, các bệnh như đậu mùa, sởi,… cũng gây ra phát ban da hình tròn, Trypophobia được xem là phản ứng tự bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh lý này.
Về nguyên nhân tâm lý, các nhà khoa học cho rằng hình ảnh lỗ tròn chẳng qua là tác nhân kích hoạt nỗi sợ hãi của con người. Đó là những người nhạy cảm với ánh sáng – bóng tối trong hình ảnh của lỗ tròn hoặc nỗi sợ hãi, lo lắng khi bạn có cảm giác như cụm mắt, khuôn mặt đang nhìn chằm chằm vào bạn. Các nguyên nhân tâm lý này cần được điều trị bởi có thể các vấn đề tâm lý này sau này sẽ nặng hơn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ giữa người bệnh – xã hội.
Hội chứng sợ lỗ đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân
Chứng bệnh sợ lỗ có thể là bẩm sinh được hình thành do quá trình tiến hóa hoặc hình thành sau những sự cố, biến chứng tinh thần hoặc sức khỏe liên quan. Vì còn nhiều tranh cãi liên quan nên nguyên nhân chính xác của hội chứng sợ lỗ vẫn chưa được xác nhận.
3. Có thể điều trị hội chứng sợ lỗ hay không?
Đa phần những người mắc hội chứng sợ lỗ không bị ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và cuộc sống, tuy nhiên việc gặp phải các hình ảnh lỗ tròn kích thích trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Các trường hợp mắc bệnh nhẹ thường có thể tự kiểm soát bản thân và tránh nhìn vào hình ảnh kích hoạt bệnh. Song các trường hợp bị Trypophobia nặng, cần điều trị nỗi ám ảnh để giảm triệu chứng bệnh.
Phương pháp điều trị hội chứng sợ lỗ đang được áp dụng phổ biến là điều trị tiếp xúc. Với việc làm quen dần dần, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thay đổi phản ứng của bản thân khi đối mặt với đối tượng, hình ảnh kích thích.
Một phương pháp điều trị khác cũng đang được áp dụng cho những người gặp hội chứng sợ lỗ là liệu pháp hành vi nhận thức CBT. Điều trị này sẽ giúp người bệnh kiểm soát nỗi lo lắng, suy nghĩ, tinh thần tốt hơn tránh quá tải và phản ứng quá mức của cơ thể.
Bên cạnh đó, người mắc hội chứng sợ lỗ có thể kiểm soát nỗi sợ hãi của mình bằng một số phương pháp khác như:
Tư vấn tâm lý là cần thiết với người bị hội chứng sợ lỗ quá mức
Liệu pháp tâm lý
Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ khi mắc hội chứng sợ lỗ này. Đặc biệt nếu nguyên nhân xuất phát từ sợ hãi, ám ảnh, biến chứng tinh thần trước đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Thuốc
Thuốc thường ít được sử dụng trong điều trị và kiểm soát triệu chứng của người mắc hội chứng sợ lỗ. Chỉ các trường hợp phản ứng quá mạnh, nguy hiểm cần dùng đến thuốc an thần, thuốc chẹn beta,… để kiểm soát. Đây cũng không phải là biện pháp điều trị lâu dài, chỉ dùng tạm thời trong giai đoạn đầu điều trị.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Để tăng cường sức khỏe tinh thần, kiểm soát tốt hơn khi nhìn thấy tác nhân kích thích hội chứng sợ lỗ, hãy thường xuyên luyện tập thể dục, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, caffeine, các chất kích thích tinh thần khác cũng cần hạn chế tối đa. Giấc ngủ rất quan trọng, nó giúp tinh thần của bạn được thư giãn và phục hồi sau ngày dài căng thẳng, vì thế hãy đảm bảo giấc ngủ dài, sâu và ngon nhất trong điều kiện tốt nhất.
Biện pháp thư giãn
Khi căng thẳng tinh thần, nhất là khi hội chứng sợ lỗ bị kích hoạt, các biện pháp thư giãn như: hít thở sâu, tập yoga,… sẽ giúp kiểm soát nỗi sợ hãi tốt hơn. Bạn có thể cần sự hỗ trợ từ người xung quanh để cùng kiểm soát triệu chứng của hội chứng này.
Hít thở sâu giúp kiểm soát căng thẳng và sự sợ hãi tốt hơn
Bạn có thể giảm sự tập trung của bản thân vào tác nhân lỗ kích thích này bằng cách chuyển tập trung tâm trí vào việc khác. Điều này sẽ giúp bạn đối phó với căng thẳng và rối loạn lo âu tốt hơn. Các trường hợp nặng với phản ứng sợ lỗ quá mức cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý thay vì chỉ điều trị và kiểm soát tại nhà.
Như vậy, hội chứng sợ lỗ là tình trạng mà nhiều người gặp phải với mức độ sợ hãi khác nhau. Đa phần người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng bằng các phương pháp điều trị tại nhà như thư giãn, liệu pháp tâm lý, tăng cường sức khỏe tinh thần,…
Nếu cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc tới trực tiếp bệnh viện MEDLATEC trên toàn quốc.