[Hài Nhật Bản] Ứng dụng “tsukkomi” – nghệ thuật trò chuyện thú vị

[Hài Nhật Bản] Ứng dụng “tsukkomi” – nghệ thuật trò chuyện thú vị

Tsukkomi là gì

Hài kịch là một phần không thể thiếu trong nền công nghiệp giải trí của rất nhiều nước. Hiểu thêm về các câu chuyện cười cũng là cách giúp bạn hiểu thêm về ngôn ngữ và văn hóa của nước đó. Trong kì này, hãy tiếp tục cùng LocoBee tìm hiểu về hài kịch Nhật Bản.

Trong bài viết lần này, hãy cùng tìm hiểu về 3 kỹ thuật hội thoại của Tsukkomi trong loại hình hài Manzai nhé!

Tsukkomi là gì?

Trong hài kịch Manzai, giữa 2 người, sẽ có một người đảm nhiệm vai trò boke (là người tạo trò đùa, làm các hành động hài hước), người còn lại đảm nhiệm vai trò Tsukkomi, là người sẽ chỉ ra lỗi sai của Boke.

Tương tự như “boke” có nghĩa là gây cười thì “tsukkomi” là cách chỉ là nói ra điều thú vị nào đó sau câu nói của ai đó để gây cười.

Tham khảo thêm tại: Điểm thú vị của thể loại hài Nhật Bản – Manzai

Ứng dụng nghệ thuật “tsukkomi” vào giao tiếp

Khi tạo được tiếng cười cho đối phương và mọi người xung quanh bạn có thể rút ngắn khoảng cách cũng như tạo ấn tượng.

Dưới đây là 3 kĩ thuật của Tsukkomi:

#1. Nói quá

Trọng điểm của phương pháp này là phải nói quá lên. Nếu làm nửa chừng thì sẽ không gây hài được. Do đó, để đạt được mục đích gây hài thì cần phải nói quá lên.

Ví dụ:

Đối phương: お寿司食べに行かない?奢ってやるよ。

(Osushi tabe ni ikanai? Ogotte yaruyo)

Đi ăn sushi không? Tôi bao.

Bạn: わー!ありがとう!今ちょうどお寿司が食べたくて仕方なかったんだよ。君は世界で一番、最高に心が広くて優しい男だよ!!

(Wa! Arigato! Ima chodo osushi ga tabetakute shikatanakattan dayo. Kimi wa sekai de ichiban, saiko ni kokoro ga hirokute yasashi otoko dayo!!)

Oa! Cảm ơn nha! Đúng lúc tôi cũng đang thèm sushi mà không biết làm sao. Cậu đúng là chàng trai tốt bụng nhất thế giới!

Nếu người đáp chỉ dừng lại ở “cảm ơn” thì câu chuyện đã không buồn cười. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, việc nói quá lên lại là phù hợp nên tùy lúc mà hãy thử phóng đại lên xem sao nhé.

#2. So sánh với cái gì đó

Đây là phương pháp rất hay được các nghệ sĩ hài sử dụng. Khi so sánh với một điều gì đó sẽ khiến cho người nghe hình dung ra được rõ ràng hơn, từ đó cũng sẽ dễ cười hơn.

Ví dụ:

Đối phương: 新しい時計を買ったんだ。

(Atarashi tokei wo kattanda)

Tôi mua đồng hồ mới rồi.

Bạn: 高そうな時計だね。石油王かよ!

(Takasona tokei dane. Sekiyuou kayo)

Đồng hồ có vẻ đắt tiền nhỉ. Cậu là vua dầu mỏ à.

* Ở Nhật, khi ví von người giàu thì người ta thường ví với vua dầu mỏ ở Ả Rập

Ban đầu, chắc hắn sẽ khó chọn lựa hình tượng phù hợp để so sánh nhưng một khi đã quen thì sẽ dễ hơn và nhanh hơn. Quan trọng là phải rèn luyện hàng ngày.

#3. Phối hợp

Phương pháp này còn được gọi là “nori tsukkomi.” Tùy theo câu chuyện hài và hành động của đối phương mà người đóng vai tsukkomi sẽ lên tiếng đúng lúc. Có trường hợp người đảm nhiệm vai trò Noke sẽ nói nhiều nhưng cũng có trường hợp Boke chỉ nói một đoạn ngắn rồi Tsukkomi sẽ tham gia vào.

Ví dụ:

Bạn: わー。お弁当食べようと思ったら、箸を忘れちゃったよ。箸ある?

(Wa. Obento tabeyo to omottara, hashi wo wasure chattayo. Hashi aru?)

Ồ. Tôi đang định ăn cơm nhưng quên mang đũa rồi. Cậu có đũa không?

Đối phương: 仕方ないな。はい、この箸使っていいよ。

(Shikatanai na. Hai, kono hashi tsukatte iiyo.

Hết cách. Đây, dùng đôi đũa này đi.

Nói xong, đối phương đưa cho bạn một cái kéo.

Bạn: お。ありがとう。トンカツ弁当だからね、カツが食べにくいから、チョキチョキ食べやすいように切って、、、って。これハサミ!箸じゃないから!

(O. Arigato. Tonkatsu bento dakarane, katsu ga tabenikui kara, chokichoki tabe yasui yo ni kittette. Kore hasami! Hashi janaikara!)

Ồ. Cảm ơn nha. Cơm thịt chiên ấy mà, sợ thịt chiên khó cắn nên cắt nhỏ ra để ăn cho dễ nhỉ… ĐÂY LÀ KÉO MÀ! KHÔNG PHẢI ĐŨA!

Làm theo cách này thì có thể dừng hành động của Boke lại. Ngoài ra, hành động này sẽ làm tôn lên sự hài hước trong hành động của Boke. Việc phản bác này chỉ cần làm đơn giản là được.

Tsukkomi – tràn đầy tình cảm

Trong bài viết kì này, chúng ta đã học về các kỹ thuật hội thoại của Tsukkomi.

Tsukkomi là một vai trò thể hiện lòng tốt. Ngày trước, các Tsukkomi thường đánh vào đầu Boke để thể hiện sự phản đối nhưng thời gian gần đây người ta không còn làm vậy nữa. Tsukkomi là những người có thể hiểu được bầu không khí, theo dõi sát cuộc hội thoại để biết đâu là điểm mình nên tham gia vào và nên nói gì cho phù hợp. Đây chính là điểm mạnh của Tsukkomi và cũng là kỹ năng hội thoại rất nên học hỏi.

Trong kỳ tới, chúng ta hãy cùng học thêm về Hài kịch Nhật Bản. Một khi hiểu về các trò đùa và biết cách vận dụng thì cuộc nói chuyện hàng ngày cũng sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Văn hoá Nhật Bản: otaku là gì?

Hài Nhật Bản: 落語 – Rakugo là gì?

Hài Nhật Bản – văn hoá độc đáo mang tên Owarai (kì 2)

Hài Nhật Bản: Shibahama – câu chuyện về tình cảm vợ chồng của Rakugo

Hài Nhật Bản: Shibahama – câu chuyện về tình cảm vợ chồng của Rakugo

Hài Nhật Bản: Shinigami (Thần chết) – câu chuyện tiêu biểu của Rakugo

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.