Tử cung là nơi để trứng làm tổ và là ngôi nhà của thai nhi, vậy cấu tạo của tử cung như thế nào để đảm nhận vai trò đặc biệt đó? Và tử cung của nữ giới thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
Tử cung là gì?
Tử cung (hay dạ con) là một bộ phận sinh sản của phụ nữ, lúc không mang thai, tử cung rỗng với hình quả lê lộn ngược và chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4 – 5cm. Nơi đây không chỉ là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ mà nó còn có rất nhiều vai trò với sức khỏe phụ nữ.
Tử cung nằm ở đâu?
Tử cung nằm giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng và được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của cơ quan này ở mỗi người có sự khác biệt nhất định và thay đổi rất nhiều trong suốt thai kỳ.
Tìm hiểu về cấu tạo của tử cung
Cổ tử cung của phụ nữ có cấu tạo phức tạp với các bộ phận chính như:
Đáy tử cung
Đáy tử cung là phần trên của tử cung, rộng và cong có sừng ở hai bên, là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Thân là phần chính của tử cung với cấu tạo bởi 3 lớp cơ: Cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Nhờ lớp cơ đan chéo mà cổ tử cung có thể co bóp được, có khả năng giúp cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong lúc sinh con.
Nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là phần nằm trong lòng tử cung có lớp màng nhầy. Độ dày mỏng của lớp nội mạc tử cung thay đổi tùy theo sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc tủ cung sẽ bong ra và được đưa ra ngoài theo kỳ kinh nguyệt.
Eo cổ tử cung
Eo cổ tử cung là nơi hẹp nhất của tử cung, đây là phần nối tiếp giữa tử cung và cổ tử cung.
Cổ tử cung
Cổ tử cung nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn. Khi trứng rụng, lớp dịch này trở nên mỏng hơn từ đó giúp tinh trùng dễ dàng đi vào lòng tử cung.
Cổ tử cung được cấu tạo gồm 3 phần:
- Lỗ trong cổ tử cung: Là phần bên trong của cổ tử cung dẫn đến tử cung;
- Lòng ống cổ tử cung: Đây là một ống dạng hình trụ nối tử cung với âm đạo;
- Lỗ ngoài cổ tử cung: Đây là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.
Sự thay đổi của tử cung khi mang thai
Khi mang thai, bên cạnh kích cỡ cơ quan này sẽ thay đổi rất nhiều, các thay đổi nổi bật như:
Sự phát triển của thể vàng
Thể vàng là một cấu trúc nhỏ hình thành ngay sau khi trứng được thụ tinh. Lúc này thể vàng sẽ tạo thành một lớp bảo vệ xung quanh phôi và sẽ giải phóng progesterone. Bên cạnh đó, thể vàng còn hỗ trợ cho sự phát triển của lớp lót quanh thành dạ con giúp bảo vệ thai nhi.
Sự hình thành nhau thai
Dạ con sẽ hỗ trợ hình thành và phát triển nhau thai giúp nuôi dưỡng thai nhi. Nhau thai tạo ra nhờ cả hai chất estrogen và progesterone, từ vào cơ địa từng người mà vị trí và kích thước của dạ con có sự thay đổi khác nhau.
Mạch máu phát triển lớn hơn
Sau khoảng một tháng mang thai, các mạch máu trong niêm mạc dạ con sẽ lớn hơn góp phần khiến lớp niêm mạc dạ con dày hơn. Ngoài ra, mạch máu ngày càng phát triển giúp hỗ trợ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và hạn chế bị suy dinh dưỡng.
Cổ tử cung cũng có sự thay đổi
Sau khi mang thai 4 tuần, cổ tử cung sẽ dần thay đổi về màu sắc và kết cấu. Khoảng 5 tuần sau khi trứng thụ tinh được, cổ tử cung sẽ bắt đầu hình thành một nút nhầy giúp dạ con giữ được bào thai và tránh ô nhiễm từ bên ngoài. Nếu cổ tử cung mở sớm hơn so với ngày dự sinh sẽ dẫn đến tình trạng hở eo cổ tử cung. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn chuyển dạ sớm và có thể gây sảy thai.
Sự thay đổi ở phân đoạn dưới
Phân đoạn dưới là phần giúp cố định cổ tử cung và phân đoạn trên, giúp cổ bào thai mở rộng khi chuyển dạ. Nơi đây có lớp cơ yếu và thường sẽ có lượng máu thấp hơn so với phần trên của bào thai, do vậy việc mổ lấy thai sẽ được thực hiện ở phân đoạn dưới để ngăn ngừa trường hợp chảy máu quá nhiều.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tử cung nằm ở đâu và những thay đổi của tử cung khi mang thai. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tử cung – một bộ phận đặc biệt trên cơ thể phụ nữ này.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp