Án tử hình thực hiện như thế nào? Có nên bãi bỏ án tử hình?

Tử hình là gì

3.1. Hội đồng thi hành án tử hình và việc kiểm tra căn cước tử tù trước giờ ra pháp trường:

Để đảm bảo xác định đúng danh tính, tội phạm thi hành án.

Ngoài ra, Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình. Như đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, án tử hình chuyển thành tù chung thân. Đây là sự khoan hồng của pháp luật được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Chuẩn bị thuốc, cơ sơ vật chất, trang thiết bị và phương tiện thi hành án theo điều 4 và điều 5 của Nghị định 43/2020/NĐ-CP.

3.2. Trình tự thực hiện án tử hình:

Theo quy định của Luật thi hành án 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP:

Thuốc sử dụng phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

Cố định người bị thi hành án vào giường với tư thế nằm bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị thuốc:

Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm:

Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c) Tiêm thuốc lần lượt theo các bước sau:

Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình:

Thực hiện kiểm tra thông qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

Kết luận người bị tử hình đã chết:

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

Người nhà được phép nhận thi hài tử tội.

Xem thêm: Trình tự thủ tục xem xét bản án tử hình

4. Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam?

Hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.

4.1. Bảo đảm tính nhân đạo:

Có nhiều phương án cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội “êm ái” hơn. Trong đó vẫn đảm bảo được các quyền con người tối thiểu. Mục đích kiểm soát cá nhân không còn khả năng gây ra các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta. Phù hợp với các văn minh đang được kêu gọi và áp dụng ở nhiều nước phát triển.

4.2. Không trái với quy luật tự nhiên:

Một quy luật bất biến: Sinh – lão – bệnh – tử.

Nhà nước chỉ đang quy định quyền lực, sử dụng quyền lực ấy để quản lý xã hội. Không phải đấng tối cao sinh ra, nuôi dưỡng con người nên không thể có quyền từ bỏ mạng sống ấy.

4.3. Tránh “chết oan” người vô tội:

Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ giảm được số người oan sai vô tội. Nếu đã thi hành án tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó. Trong thực tế, tại nước ta cũng có rất nhiều vụ án oan sai được lật mở theo thời gian.

Nếu một sinh mạng đã mất đi do thi hành hình phạt, Vậy ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại bằng cách nào. Tòa tuyên án thì nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh chính mình. Tồn tại này cho thấy tử hình không phải trong trường hợp nào cũng thực thi pháp luật hiệu quả.

4.4. Phù hợp với pháp luật quốc tế:

Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, thường là để trừng trị những kẻ sát nhân.

Sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại cũng phải bỏ án tử hình; để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Ta có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế khác hợp lý, nhân văn hơn.