Tứ tượng là gì? tứ tượng có ý nghĩa gì trong phong thủy nhà ở không? Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé
Tứ Tượng Là Gì?
Tứ tượng trong tiếng Trung: 四象, nghĩa đen là “bốn biểu tượng” là bốn sinh vật thần thoại đại diện cho bốn phương trong văn hóa và thần thoại Trung Hoa và các nước đồng văn, bao gồm
Thương (Thanh) Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây, Chu Tước của phương Nam và Huyền Vũ của phương Bắc.
Tứ Tượng còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như Thiên chi Tứ Linh, Tứ Thần hay Tứ Thánh. Ngoài ra, tứ tượng còn là một khái niệm rộng trong thiên văn, triết học và phong thủy phương Đông.
Mỗi thần thú gắn liền với một phương và một màu sắc chính, và có thể còn đại diện cho các khía cạnh khác như các mùa trong năm, các đức tính, và các nguyên tố trong Ngũ Hành.
Những thần thú này có ý nghĩa tâm linh và tôn giáo quan trọng và phổ biến ở các quốc gia trong vùng văn hóa Đông Á.
Ngoài ra, bên cạnh Tứ Tượng là sự có mặt của linh thú thứ 5 gọi là Hoàng Lân (kỳ lân màu vàng). Đây là linh thú có uy quyền tối cao và là đại chỉ huy cho Tứ Tượng.
Trong phong thủy Ngũ Hành, năm thần thú tương ứng với năm nguyên tố trong thuyết Ngũ Hành. Thanh Long của phương Đông ứng với Mộc, Chu Tước của phương Nam ứng với Hỏa, Bạch Hổ trắng của phương Tây ứng với Kim và Huyền Vũ của phương Bắc ứng với Thủy. Trong thuyết này, nguyên tố thứ năm Thổ ứng với Kỳ Lân Vàng ở chính giữa
Trong kinh dịch, Tứ Tượng có liên quan chặt chẽ với thuyết Âm-Dương tương ứng các giai đoạn và phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ: vô cực sinh hữu cực, hữu cực sinh thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và Tứ Tượng sinh Bát Quái. [1]
Xem thêm: 5 Ý Nghĩa Của Tượng Ngựa Phong Thủy – Cách Đặt Ngựa Mang Lại May Mắn
Lịch Sử Hình Thành Tứ Tượng
Những hình ảnh về tứ tượng đã xuất hiện từ rất lâu, cụ thể từ thời cổ đại đã có nhiều vết tích xuyên suốt trong lịch sự Trung Hoa và các nước phương Đông
Chẳng hạn, trên bản sách thẻ tre Dung Thành Chí được khôi phục vào năm 1994, có niên đại từ thời Chiến quốc (khoảng 453-221 TCN), cho rằng có năm phương hướng thay vì bốn và tương ứng với năm sinh vật.
Theo tài liệu này, Đại Vũ đã trao cờ hiệu chỉ hướng cho người dân của mình, mỗi cờ hiệu có các biểu tượng tương ứng: phía bắc hình chim, phía nam có hình rắn, phía đông hình mặt trời, phía tây hình mặt trăng và trung tâm là hình gấu.
Bộ tứ tượng Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ đã xuất hiện trong Kinh Lễ và được chấp nhận phổ biến. Theo đó, bốn sinh vật này là đại diện của bốn phương tương ứng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Theo học giả Trần Cửu Kim, tứ tượng thực chất có nguồn gốc các vật tổ trong tín ngưỡng của các dân tộc tại bốn phương. Rồng (Thanh Long) là vật tổ của người Đông Di ở phía Đông, rắn rùa (Huyền Vũ) là vật tổ của người Hoa Hạ ở phía Bắc, hổ (Bạch Hổ) là vật tổ của người Tây Khương ở Phía Tây, chim (Chu Tước) là vật tổ của người Thiếu Hạo ở phía Nam.
Màu sắc ứng với tứ tượng được cho là phù hợp với màu đất ở các khu vực tương ứng của Trung Quốc: đất ngập nước màu xám xanh ở phía đông, đất giàu sắt đỏ ở phía nam, đất mặn màu trắng ở các sa mạc phía tây, đất đen giàu chất hữu cơ ở phía bắc, và đất vàng từ cao nguyên hoàng thổ trung tâm.
Ngoài ra, trong Đạo giáo thì tứ tượng đại diện cho các vị nho giáo nổi tiếng thời xưa của lịch sử Trung Hoa, theo đó:
- Thanh Long có tên là Mạnh Chương
- Chu Tước có tên là Lăng Quang
- Bạch Hổ có tên là Giám Binh
- Huyền Vũ có tên là Chấp Minh
Tứ Tượng Đại Diện Cho Những Linh Vật Nào?
Chúng ta đã nghe nói nhiều về tứ tượng nhưng không phải ai cũng biết chính xác tứ tượng là 4 hình tượng (tứ thú hay tứ linh) nào? Trong thần thoại Trung Hoa cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.
Tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. Bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung Hoa. Cùng tìm hiểu ngay nhé:
Thanh Long (Rồng Xanh)
Đứng đầu trong tứ đại thánh thú có lẽ phải nói tới Thanh Long hay còn được biết là Thương Long. Theo thiên văn học và phong thủy yin-yang thìThanh Long gồm bảy chòm sao phương Đông trong nhị thập bát tú (sao Giác, sao Cang, Sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Cơ).
Thời khắc bảy chòm sao này xuất hiện trên bầu trời là mùa xuân. Cũng chính vì thế, Thanh long được thể hiện bằng màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông.
Thanh Long thánh thú có sức mạnh tự nhiên là gỗ và tượng trưng cho sao Mộc, ngôi sao vĩ đại và hùng mạnh. Từ bản thân rồng đã tỏa ra sức mạnh rất lớn, bất khả chiến bại và luôn được yểm trợ bằng những đám mây, sương mù.
Bạch Hổ (Hổ Trắng)
Đứng thứ hai trong danh sách này chính là Bạch Hổ (Hổ Trắng). Trong thuyết âm-dương thì thần thú ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương. Trong thiên văn, chòm sao Bạch Hổ gồm 7 chòm sao phương Tây (sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Tất, sao Chủy, sao Sâm).
Bạch Hổ là linh vật linh thiêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng, đấy là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa Thu.
Bạch Hổ có đầy sức mạnh, khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Linh vật này cũng gắn liền với chiến tranh và những binh lính đầu tiên chiến đấu tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.
Xem thêm: Thanh Long Bạch Hổ Là Gì? Giải Mã 5 Ý Nghĩa Phong Thủy Của Linh Vật Này
Chu Tước (Phượng Hoàng Lửa)
Chu Tước là linh thú mang hình tượng của các loài chim. Trong thời cổ đại, chu tước được biết với cái tên là chu điểu tức là con chim màu đỏ.
Còn trong thiên văn học, triết học và thuyết âm-dương thì chu tước gồm 7 chòm sao phương Nam trong (sao Tỉnh, sao Quỷ, sao Liễu, sao Tinh, sao Trương, sao Dực và sao Chẩn).
Chu Tước là thần thú cuối cùng trong Tứ Tượng. Thời cổ đại, Chu Tước còn được gọi với cái tên là Chu Điểu, tức là con chim màu đỏ. Đây là một linh vật với hình hài là loài chim sẻ có màu đỏ, là màu của hành Hỏa ở phương Nam và ứng với mùa hạ.
Chu Tước đại diện cho màu của hành Hỏa theo phong thủy ngũ hành, ở phương Nam và tượng trưng cho mùa hạ
Lửa có sức mạnh rất ghê gớm, và nó làm ta liên tưởng đến Phượng Hoàng – vua của các loài chim. Theo huyền thoại, Phượng Hoàng là loài chim bất tử, được sinh ra và lớn lên trong bão lửa, và sao Hỏa cũng như vậy. Nó tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột.
Xem thêm: Chu Tước Là Con Gì? 5 Ý Nghĩa Của Chu Tước Trong Phong Thủy
Huyền Vũ (Rùa Rắn Đen)
Huyền Vũ là một linh vật màu đen huyến bí cũng là thánh thú cuối cùng trong tứ đại thần thú. Theo phong thủy và thiên văn học Trung Hoa, Huyền Vũ gồm 7 chòm sao phương Bắc (sao Đẩu, sao Ngưu, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy, sao Thất, sao Bích).
Từ lúc khởi nguyên, huyền vũ được biết đến dưới hình ảnh là linh vật gồm con rắn bao quanh rùa tượng trưng cho mùa đông và sao Thủy là hành tinh đại diện cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định và trường thọ.
Trong Đạo giáo, huyền Vũ còn có cái tên khác là Chân Võ đại đế. Ông còn có các tên khác là Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Hỗn Nguyên Giáo Chủ, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ.
Xem thêm: Huyền Vũ Là Con Gì? 5 Ý Nghĩa Của Huyền Vũ Trong Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Tứ Tượng Trong Phong Thủy
Tứ tượng có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong phong thủy học, khi chúng ta quan sát tứ tượng cùng các chòm sao sẽ có phán đoán được quá trình chuyển động của vũ trụ từ đó có thể xác định được “thiên thời, địa lợi” phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như nông nghiệp, biến động của xã hội, kinh tế và thời tiết.
Trong phong thủy, để có một vị trí rồng cuộn, hổ ngồi là điều cần thiết để lập kinh đô mà khi xưa các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.
Tóm lại vị trí tứ tượng trong phong thủy được xác định theo thứ tự như sau: Thanh Long chỉ phương Đông, là bên trái. Bạch Hổ là phương Tây, tức bên phải. Chu Tước chỉ phía Nam tức phía trước. Huyền Vũ chỉ phương Bắc, tức phía sau.
Khi xem hướng nhà, hướng đất, hướng bàn làm việc, ghế ngồi đều có thể dựa vào tính chất của tứ tượng để đón cát tránh hung, sắp xếp sao cho phù hợp và tốt lành nhất.
Ý Nghĩa Của Tứ Tượng Trong Dân Gian
Trong dân gian, tứ tượng là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ. Tứ tượng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người.
Thanh Long: trông coi quân sự và hộ mệnh về sức mệnh
Bạch Hổ: trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền
Chu Tước: trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển
Huyền Vũ: trông coi tuổi thọ, vận mệnh và hộ mệnh về may mắn và phúc lộc
Bên cạnh ý nghĩa trong phong thủy thì tứ tượng còn được tìm hiểu khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng sẽ phân thành tả đội, hữu đội, tiền đội và hậu đội.
Việc ứng dụng tứ tượng vào việc chiến đấu là chiến lược trong quân đội rất hiệu quả. Ngày nay, vũ khí hiện đại và kỹ năng tác chiến được nâng cao hơn. Chính vì thế việc sử dụng tứ tượng cũng có sự thay đổi.
Khái Niệm Tứ Tượng Sinh Bát Quái
Tứ tượng sinh bát quái là một khái niệm rộng của triết học và học thuyết âm dương để giải thích sự hình thành và các quy luật của vũ trụ.
Theo đó, từ lúc khai thiên lập địa vũ trụ chỉ là một khoảng không gian hỗn độn, mờ mịt. Trong ấy có 1 Lý, Lý ấy gọi là Thái Cực. Thái Cực vô hình xuất hiện 2 khí âm dương gọi là lưỡng nghi.
Lưỡng nghi lại sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái và bát quái biến hóa ra vô cùng.
Bát Quái chính là tám quẻ ( Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất ) tám Quẻ sinh ra năm Hành ( năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ).
Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản :
a ) Vạch liên tục tượng trưng cho Dương
b ) Vạch gián đoạn ( – – ) tượng trưng cho ÂmTrong phép biến đổi hoá để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :
1 – Kiền tượng trưng cho Trời 2 – Đoài tượng trưng cho Đầm , Ao 3 – Ly tượng trưng cho Lửa 4 – Chấn tượng trưng cho Sấm 5 – Tốn tượng trưng cho Gió6 – Cấn tượng trưng cho Núi 7 – Khảm tượng trưng cho Nước 8 – Khôn tượng trưng cho Đất Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là “ Tiên thiên Bát quái “ do vua Phục Hy ( 4477 – 4363 ) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hoá của Thái cực. Về sau vua Hạ Vũ (2205 – 2163 trước Tây lịch) đặt ra Cửu trù ( chín pháp lớn ) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hoá của vũ trụ và vạn vật.
Những ai muốn tìm hiểu chi tiết về bát quái và cái khái niệm thì có thể xem học thêm kinh dịch ở đây nhé