Tuyến thượng thận: Cấu tạo và chức năng

Tuyến thượng thận: Cấu tạo và chức năng

Tuyến thượng thận nằm ở đâu

Cơ thể con người xảy ra vô số phản ứng hóa học hàng để thực hiện các hoạt động sống. Các hoạt động nội môi luôn xảy ra ăn khớp, hài hòa với nhau đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Để đạt được điều đó cần có các cơ quan đảm nhận chức năng cân bằng nội môi. Có thể kể đến thận, gan, tuyến giáp, tuyến thượng thận… Bài viết này của Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tuyến thượng thận. Một cơ quan tuy nhỏ nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong điều hòa hoạt động sống.

Vị trí của tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên quả thận. Mỗi người có hai quả thận, do đó chúng ta có hai tuyến thượng thận. Tuyến nằm sâu sau phúc mạc. Nó là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Tuyến thượng thận tiết ra hormone tham gia các quá trình chuyển hoá phức tạp. Các hoạt động của tuyến này mang tính sống còn với cơ thể.

Các tuyến thượng thận được bao quanh bởi một bao chất béo và nằm trong cân mạc thận, cũng bao quanh thận. Một vách ngăn yếu (vách) của mô liên kết ngăn cách các tuyến với thận. Các tuyến thượng thận nằm ngay dưới cơ hoành, gắn vào lớp vỏ của cơ hoành bởi cân mạc thận.

Hình ảnh mô tả vị trí của tuyến thượng thận

Cấu trúc giải phẫu của tuyến thượng thận

Kích thước tuyến khoảng bằng quả óc chó. Mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến này tạo những hormone khác nhau.

Ở người, tuyến thượng thận phải có hình chóp, trong khi bên trái là hình bán nguyệt lớn hơn. Tuyến thượng thận có chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài 5,0 cm và chiều dày lên tới 1,0 cm. Trọng lượng kết hợp của chúng ở một người trưởng thành dao động từ 7 đến 10 gram. Các tuyến có màu vàng.

Xem thêm: Hội chứng thận hư: phương pháp chẩn đoán và điều trị

Miền vỏ

Vỏ thượng thận gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp bó và lớp lưới. Mỗi lớp tiết một nhóm hormone khác nhau.

Lớp cầu (Zona glomerulosa)

Vùng ngoài cùng của vỏ thượng thận là lớp cầu. Nó nằm ngay dưới nang xơ của tuyến. Các tế bào trong lớp này tạo thành các nhóm hình bầu dục. Những nhóm này được ngăn cách bởi các sợi mô liên kết mỏng từ nang xơ của tuyến và mang mao mạch rộng.

Lớp cầu tiết hormon điều hòa các muối khoáng (các chất điện giải). Trong đó, quan trọng nhất là hormon aldosteron. Hormon này có tác dụng giữ các ion Na+ và K+ trong máu ổn định, giúp điều hòa huyết áp. Aldosterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp lâu dài.

Lớp bó (Zona fasciculata)

Nó là lớp lớn nhất trong ba lớp, chiếm gần 80% thể tích của vỏ thượng thận. Trong zona fasciculata, các tế bào được sắp xếp theo các cột hướng về phía tủy. Các tế bào chứa nhiều giọt lipid, ty thể dồi dào và mạng lưới nội chất trơn phức tạp.

Lớp bó tiết hormon nhóm corticoid đường. Chúng đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa đường glucose. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế quá trình viêm. Hormon chủ yếu của nhóm này là cortisol. Cortisol là hormon có tác dụng chuyển hóa glucose từ protein và lipit. Khi cơ thể cần, dưới tác dụng của Cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ axit amin và axit béo do sự phân giải của protein và lipit.

Lớp lưới (Zona reticularis)

Lớp vỏ trong cùng, nằm liền kề với tủy. Các tế bào nhỏ của nó tạo thành các dây và cụm không đều. Chúng được cách nhau bởi các mao mạch và mô liên kết. Các tế bào chứa một lượng tương đối nhỏ tế bào chất và các giọt lipid.

Lớp lưới tiết hormon điều hòa sinh dục nam, trong đó chủ yếu là androgen. Ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen. Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới tính nam chủ yếu là do tác dụng của androgen.

Đến tuổi dậy thì, androgen cùng với hormon tinh hoàn (testosteron) kích thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết loại hormon này. Nếu tiết nhiều trong thời kì còn là thai nhi, có thể phát triển tính nam. Tức là thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài giống nam giới.

Miền tủy

Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận, và được bao quanh bởi vỏ thượng thận. Tủy thượng thận là nguồn hormon catecholamines chính của cơ thể. Khoảng 20% ​​noradrenaline (norepinephrine) và 80% adrenaline (epinephrine) được tiết ra ở đây.

Tủy thượng thận được điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm thông qua các sợi có nguồn gốc từ tủy sống ngực , từ đốt sống T5 đến T11. Vì vậy nó được coi là một hạch giao cảm chuyên biệt . Tuy nhiên, không giống như các hạch giao cảm khác, tủy thượng thận thiếu các khớp thần kinh riêng biệt và giải phóng dịch tiết trực tiếp vào máu.

Khi bị kích thích, các tế bào tuyến tiết ra adrenalin và noradenalin. Các Hormon này có tác dụng giống với thần kinh giao cảm. Nhưng hiệu quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng mười lần. Nguyên do vì chúng bị phân hủy chậm hơn chất dẫn truyền thần kinh. Tác dụng của hormon tủy thượng thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, dãn phế quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

hình ảnh cắt ngang của tuyến thượng thận
hình ảnh cắt ngang của tuyến thượng thận

Chức năng của tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận tiết ra một số hormone khác nhau. Những hormone này có liên quan đến một số chức năng sinh học thiết yếu.

Corticosteroid

Mineralocorticoids (như là aldosterone)

Có tác dụng giúp điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải. Hormon điều hòa bằng cách quản lý sự cân bằng kali và natri trong cơ thể. Ở thận, aldosterone tác động tăng tái hấp thu natri và bài tiết cả ion kali và hydro. Lượng natri có trong cơ thể ảnh hưởng đến thể tích ngoại bào, từ đó ảnh hưởng đến huyết áp.

Glucocorticoids

Có nhiều tác dụng trong quá trình trao đổi chất. Chúng làm tăng mức độ lưu thông glucose. Đây là kết quả của sự gia tăng huy động acid amin từ protein. Glucocorticoid kích thích tổng hợp glucose từ các acid amin này trong gan. Ngoài ra, chúng còn tăng mức acid béo tự do mà tế bào có thể sử dụng thay thế cho glucose để thu được năng lượng. Glucocorticoids cũng có tác dụng liên quan đến sự điều chỉnh nồng độ đường trong máu.

Hormon này còn ức chế hệ thống miễn dịch và tác dụng chống viêm. Cortisol làm giảm khả năng của các nguyên bào xương để tạo ra mô xương mới. Ngoài ra nó còn làm giảm sự hấp thu canxi trong đường tiêu hoá. Điều này có nghĩa lượng Glucocorticoid quá nhiều có thể gây loãng xương.

Glucocorticoids chịu ảnh hưởng điều tiết của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA). Sự tổng hợp glucocorticoids được kích thích bởi hormon vỏ thượng thận (ACTH) – giải phóng từ tuyến yên trước. Đổi lại, việc sản xuất ACTH được kích thích bởi sự hiện diện của hormone corticotropin (CRH) – được giải phóng bởi các tế bào thần kinh của vùng dưới đồi.

Catecholamines

Các tuyến thượng thận sẽ chịu trách nhiệm cho hầu hết các adrenaline lưu thông trong cơ thể, nhưng chỉ có một lượng noradrenaline lưu hành. Những hormone này được giải phóng bởi tủy thượng thận, nơi chứa một mạng lưới mạch máu dày đặc.

Adrenaline và noradrenaline hoạt động toàn cơ thể, với các tác dụng bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, nó còn chịu trách nhiệm cho phản ứng đấu tranh chống tác nhân có hại. Hoạt động này được đặc trưng bởi việc thở nhanh và nhịp tim, tăng huyết áp và co thắt mạch máu ở nhiều bộ phận của cơ thể.

Androgens

Androgens được sản xuất bởi lớp trong cùng của vỏ thượng thận. Hormon này được chuyển đổi thành hormon giới tính với đầy đủ chức năng trong tuyến sinh dục và các cơ quan đích khác.

Một số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận

Suy vỏ thượng thận (Addison)

Có 4 triệu chứng chính:

  • Da sạm đen: giống màu chì, da thường thâm ở các vùng:
    • Chỗ da không được che kín.
    • Nơi da thường bị cọ xát (cùi tay, đầu gối, vai, nơi cọ xát, dải rút và thắt lưng).
    • Niêm mạc cũng bị xám đen (niêm mạc môi, lưỡi).
  • Mệt nhọc: sức cơ giảm đi nhanh chóng. Dùng lực kế để thử sức cơ người bệnh bóp lần đầu, sức bóp có thể bình thường. Các lần bóp kế tiếp, sức bóp giảm đi nhanh. Khi làm việc, người bệnh chóng bị mệt mỏi, sự mệt mỏi tăng lên trong đợt tiến triển.
  • Huyết áp hạ. Người bệnh bị nhức đầu hoa mắt, có xu hướng thỉu đi.
  • Gầy, sút nhanh. Trong vài tháng có thể sút 3 – 4 kg.
Da bị sạm đen là biểu hiện của bệnh Addison

Cường vỏ thượng thận loại chuyển hóa (Cushing)

Bệnh Cushing do cường tế bào ưa Bazơ của thuỳ trước tuyến yên kích thích vỏ thượng thận. Hội chứng Cushing do cường hormon vỏ thượng thận. Bệnh hay hội chứng đều có triệu chứng giống nhau. Triệu chứng nổi bật nhất là sự biến dạng của người bệnh:

  • Mặt béo tròn, húp cả mắt, má phình, cằm đôi, cổ cũng béo tròn. Thân cũng béo, bụng to phệ, vú to, lưng có từng cục mỡ.
  • Trong khi đó, trái lại các chi trên và chi dưới nhỏ đi, gầy khẳng khiu.
  • Da mặt đỏ hồng, hơi tím ở má. Nhưng đặc biệt là các nếp răn dài, đỏ thẫm hơn da bình thường. Các nếp răn dài này thường thấy ở bụng dưới, lưng, vú.
  • Xuất hiện những nếp rạn da ở hai bên bẹn và dưới vú.
  • Lông mọc nhiều, ngay cả nơi không có nay cũng thấy như: đàn bà mọc râu mép như đàn ông.
  • Huyết áp tăng cao: số tối đa có thể tới 15 – 20cmHg, tối thiểu từ 10 – 14cm Hg.
  • Mệt nhọc, làm người bệnh không muốn vận động.
  • Rối loạn tình dục: đàn ông có thể liệt dương, đàn bà mất kinh.
Biểu hiện của hội chứng Cushing
Biểu hiện của hội chứng Cushing

Cường Adrosteron tiên phát (Conn)

  • Tăng huyết áp thường xuyên, cả tối đa lẫn tối thiểu.
  • Cơn kiểu Têtani: cơn xảy ra từng đợt.
  • Rối loạn cơ, cơn mệt mỏi cơ, có khi gây bại liệt, có khi bị liệt kiểu liệt chu kỳ gia đình. Cơn liệt kéo dài một giờ, một vài ngày và khỏi không để lại triệu chứng.
  • Uống nhiều, đái nhiều.

Cường Adrogens

Bệnh cảnh lâm sàng tuỳ theo giới, tuổi, tuỳ theo sự bất thường nhiều hay ít hormon. Tuy nhiên ta có thể gặp mấy triệu chứng sau:

  • Triệu chứng rậm lông (Hirsulisme): Là yếu tố thường thấy nhất ở bện này. Lông mọc nhiều ở 4 chi, xung quanh núm vú, vùng xương vệ, cằm, môi trên và má.
  • Thay đổi tính chất sinh dục. Phụ nữ bị nam hoá: tinh hoàn ẩn (cryprochide), và lỗ đái ở thấp. Ở con trai: thấy bệnh cảnh của chứng sinh dục tảo pháp.
Triệu chứng rậm lông vùng hàm của bệnh cường Adrogen

Cường tủy thượng thận (Pheocromoxytom)

Triệu chứng chủ yếu là tăng huyết áp. Có thể thấy hai loại triệu chứng:

Cơn kịch phát

Xảy ra do người bệnh làm gắng sức. Kéo dài từ một vài phút đến một vài giờ. Người ta quan sát thấy:

  • Người bệnh xanh nhợt: ra mồ hôi, buồn nôn và nôn mửa, nước bọt tiết nhiều.
  • Có cảm giác ù tai, kiến bò các đầu chi, các bắp thịt bị chuột rút, mờ mắt, mất tiếng. Xuất hiện cơn co giật hoặc liệt thoáng qua.
  • Thường thấy trống ngực đánh mạnh, huyết áp tăng cao và nhanh, nhất là huyết áp tối thiểu. Cơn huyết áp cao có thể gây ra phù phổi chảy máu não hoặc màng não.

Các triệu chứng thường xuyên

Giữa các cơn kịch phát, có thể thấy:

  • Thỉnh thoảng có sốt nhẹ do tăng chuyển hóa cơ bản.
  • Tăng huyết áp thường xuyên.

Tuyến thượng thận là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trên cơ thể. Các triệu chứng bệnh của tuyến này thường rất đa dạng trùng lắp với bệnh khác. Do đó việc điều trị các bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Việc nắm rõ cấu trúc, chức năng và hoạt động của tuyến thượng thận giúp ta chủ động hơn trong điều trị các bệnh liên quan.