Tuyến tùng là bộ phận thuộc khu vực não bộ và là một thành phần quan trọng trong biểu mô của não người. Với kích thước chỉ bằng hạt đậu nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể và các hoạt động sống. Chính vì vậy những kiến thức căn bản về tuyến tùng dưới đây sẽ mang đến nguồn thông tin hữu ích cho sức khỏe của chính bạn.
26/08/2022 | Cách tăng tuần hoàn máu não an toàn và hiệu quả16/08/2022 | Tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp cải thiện bệnh tốt nhất!28/02/2022 | Cảnh giác với những dấu hiệu của hội chứng màng não
1. Khái niệm và cấu tạo về tuyến tùng
1.1. Khái niệm
Tuyến tùng còn được gọi với tên đầy đủ là tuyến tùng quả có tên khoa học là pineal gland. Đây là một bộ phận thuộc hệ thần kinh và là tuyến nội tiết thuộc khu vực biểu mô của não.
Tuyến tùng được biết đến như con mắt bí ẩn nằm trong não bộ của con người
1.2. Cấu tạo
Tuyến tùng được cấu tạo bởi các tế bào thụ thể có tính chất dẫn truyền hệ thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng đối với các hoạt động thần kinh của não. Đối với cơ thể người, các tác động này được lan rộng ra toàn bộ khu vực não và tập hợp nên các tế bào thần kinh thuộc hạch giao cảm vùng cố trên, hạch tai và hạch đối giao cảm tạo nên sự kết nối từ tuyến tùng đến vùng dưới đồi.
2. Vai trò
Tuyến tùng có nhiệm vụ chính là tạo ra melatonin cho hệ thần kinh trung ương. Đó là một chất có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học, bao gồm: các tín hiệu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thức dậy và thấy tỉnh táo ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Cơ chế hoạt động của melatonin chính là chịu tác động chi phối bởi lượng ánh sáng mà cơ thể bạn đang hấp thụ, tiết ra lượng lớn vào buổi tối gây buồn ngủ và ức chế vào ban ngày giúp bạn tỉnh táo. Chính vì vậy những người thiếu ngủ sẽ thường sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc chứa melatonin để tạo cảm giác buồn ngủ một cách tự nhiên.
2.1. Sức khỏe thần kinh
Rối loạn trong giấc ngủ có thể dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bạn. Điều này có thể là nguyên nhân của việc tiết ra melatonin tuyến tùng. Lượng melatonin tiết ra quá thấp sẽ có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng của tâm thần phân liệt gây rối loạn cảm xúc.
Chính vì vậy, hoạt động hiệu quả của tuyến tùng sẽ tiết ra được lượng melatonin cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp cho hệ thần kinh được điều phối một cách ổn định nhất, mang lại sự tỉnh táo, nhanh nhạy cho các hoạt động sống của con người.
Khi đồng hồ báo khoảng thời gian về đêm tuyến tùng sẽ tiết ra lượng lớn melatonin đưa bạn vào giấc ngủ
2.2. Đối với sức khỏe tim mạch
Lượng melatonin tiết ra có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tim mạch. Chính vì vậy, có thể nói tuyến tùng góp phần tạo nên một hệ tim mạch khỏe mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, melatonin và tuyến tùng tiết ra có khả năng điều trị những tổn thương của tim, giúp điều hòa huyết áp, cân bằng nhịp độ cho cơ thể.
2.3. Điều hòa chuyển hóa xương
Theo thí nghiệm trên cơ thể chuột, lượng melatonin mà tuyến tùng tiết ra có tác dụng điều trị loãng xương. liên quan mật thiết đến việc chuyển hóa các chất trong xương. Melatonin có tác dụng tăng khối lượng và kết nối các chất trong xương mang đến sự bền bỉ, dẻo dai cho hoạt động của bạn suốt một ngày dài.
2.4. Chức năng sinh sản
Tuyến tùng với nhiệm vụ sản sinh ra melatonin, có tác dụng ngăn cản sự tiết ra của tuyến yên trước sự hoạt động của nang trứng và hormone LH. Ngoài ra, việc điều tiết lượng melatonin không đồng đều của bộ phận này cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
3. Ung thư tuyến tùng
Tuyến tùng với vị trí nằm sâu trong trung tâm não và được bao bọc bởi các cơ quan của não, chính vì vậy nơi đây ít bị ảnh hưởng bởi các tác động môi trường gây nên những căn bệnh đơn thuần. Tuy nhiên các tế bào ung thư vẫn có thể xâm nhập và gây nên tổn thương đối với tuyến tùng, dẫn đến ung thư.
3.1. U tuyến tùng là gì?
U tuyến tùng bao gồm u của tuyến tùng và u của các thành phần, cấu trúc liên quan trong vùng này. Khối u nằm ở vùng tuyến tùng, có thể chèn ép não thất III, chèn ép cống não, gây ra tình trạng não úng thủy; chèn ép cuống não trên, chèn ép tiểu não, chèn ép hố sau… từ đó dẫn đến các rối loạn khác nhau.
Ung thư tuyến tùng là bệnh lý khó phát hiện ở giai đoạn đầu
3.2. Triệu chứng
Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Sự phát triển của u tuyến tùng dẫn đến sự chèn ép các bộ phận khác trong não bạn, gây ra hiện tượng nghẽn lưu thông. Điều này dẫn đến đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, có cảm giác khó thở và nhịp thở không đều.
Hội chứng rối loạn nhìn: Các khối u khi lớn sẽ chèn vào các mảnh chất trắng, tác động lên thị giác của bệnh nhân. Hiện tượng này gây ra các biểu hiện như tầm nhìn bị thu ngắn, mắt mờ đi, nhìn đôi, khó di chuyển hướng mắt (đặc biệt là ngước lên).
Các triệu chứng lâm sàng khác:
-
U tuyến tùng có thể gây ra hiện tượng mất tập trung, tinh thần không tỉnh táo, dễ xúc động và cáu giận.
-
Người bệnh thường xuyên trải qua những cơn đau đầu mãn tính, đau inh ỏi.
Đau đầu, mất tập trung, dễ cáu giận là những triệu chứng của bệnh
3.3. Điều trị
U tuyến tùng thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tỉ lệ thành công cho phương pháp này là khá cao. Tuy nhiên, một vài trường hợp phát hiện bệnh sớm, khi khối u chỉ đang phát triển ở mức tế bào mầm thì điều trị bằng phương pháp trị xạ sẽ an toàn hơn cho tính mạng của bệnh nhân.
Tuyến tùng là bộ phận quan trọng của não bộ nói riêng và cơ thể người nói chung. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích. Để được tư vấn chi tiết về những thông tin liên quan ở trên cũng như đặt lịch khám theo dõi sức khỏe, bạn hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56.