User-generated Content là gì? Cách sử dụng UGC trong công việc

User-generated content là gì

Người tiêu dùng hiện đại ngày càng thông minh và khó tính, họ không dễ bị dẫn dắt bởi những quảng cáo do chính thương hiệu tạo ra. Thay vào đó, những nội dung do người dùng tự trải nghiệm và nhận xét lại có sức thuyết phục hơn. Đó là lý do User-generated Content ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng. Bài viết này sẽ giải thích rõ User-generated Content là gì và cách sử dụng nó. Đừng bỏ qua thông tin quan trọng nào trong bài nhé!

I. User-Generated Content – UGC là gì?

1. User-Generated Content là gì?

User-Generated Content, viết tắt là UGC, có nghĩa là nội dung do người dùng tạo ra. Đó có thể là những bình luận, đánh giá, bài đăng trên mạng xã hội, các diễn đàn,.. liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những nội dung này không do doanh nghiệp tạo ra mà chỉ tận dụng nó để làm tăng sự lan rộng, độ tin cậy thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Tìm việc làm, tuyển dụng Marketing có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Trade Marketing

– Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX

2. Sự hình thành khái niệm UGC

Người tiêu dùng từ trước đến nay thường tin tưởng vào lời giới thiệu, sự đánh giá sản phẩm, dịch vụ từ những người quen. Khi bắt đầu có internet và mạng xã hội thì mọi người chuyển từ truyền miệng sáng tạo ra những nội dung trên nền tảng online, liên quan đến những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã trải nghiệm. Những nội dung này ngày càng nhiều, thu hút lượng lớn người cùng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Sự phát triển của nó đã thúc đẩy các nhà tiếp thị đặt tên là UGC (User-Generated Content) và tận dụng nó nhiều hơn trong các chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp.

II. Lý do User-Generated Content xuất hiện

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận vô số thông điệp, quảng cáo của các thương hiệu trên nhiều phương tiện khác nhau như điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi,… Tuy nhiên đó cũng là lý do khiến cho quảng cáo không còn dễ dàng thu hút và khiến khách ấn tượng nữa. Bởi vì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều và sự tin tưởng đối với quảng cáo do chính doanh nghiệp tạo ra đã giảm xuống. Đó là lý do cho sự xuất hiện của User-Generated Content, tạo ra hướng đi mới cho việc sáng tạo nội dung một cách tự nhiên và đáng tin cậy hơn. Những bài đánh giá, nhận xét do chính những người đã sử dụng sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm và sẵn sàng mua sản phẩm hơn.

III. Vai trò User-Generated Content – xu hướng Marketing mới

1. Tăng tính xác thực

Những đánh giá, nhận xét đến từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá là mang tính xác thực cao. Vì khách hàng không được trả tiền để nói tốt cho thương hiệu nên những nhận xét đó thường mang tính khách quan, đúng với thực tế. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được khen thì người dùng sẽ cảm thấy đó là sự thật, ít nghi ngờ hơn quảng cáo.

2. Tiết kiệm thời gian quảng cáo, tiếp thị

UGC cũng là một dạng quảng cáo không chính thức, tiếp cận được nhiều khách hàng có cùng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Việc sử dụng UGC giúp cho nhà tiếp thị tiết kiệm được thời gian lọc khách hàng mục tiêu vì những người có nhu cầu thường sẽ tự tìm đến các review, feedback trên mạng. UGC là những nội dung được tạo ra hoàn toàn miễn phí từ khách hàng nên doanh nghiệp cũng tiết kiệm được một khoản chi phí tiếp thị cho tiếp thị.

3. Tạo dựng, củng cố niềm tin người dùng

Nội dung do người tiêu dùng tạo ra có thể phản ánh chân thực nhất và đúng nhất về chất lượng sản phẩm. Khách hàng có thể kiểm chứng bằng cách so sánh với những cam kết mà thương hiệu đã công bố. Nếu sản phẩm thực sự được đánh giá tốt như kỳ vọng thì mọi người sẽ cảm thấy thương hiệu đáng tin cậy, họ sẽ yêu mến thương hiệu và tin dùng sản phẩm hơn.

4. Giải quyết vấn đề sáng tạo của Marketer

Việc sáng tạo ra những chiến dịch truyền thông, quảng cáo là không hề dễ dàng đối với các Marketer. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để sáng tạo nhưng chưa chắc chiến dịch sẽ thành công như mong đợi. Nếu sử dụng UGC, Marketer có thể triển khai các kế hoạch nội dung một cách đa dạng mà không cần phải sáng tạo quá nhiều. Hiệu quả nó mang lại cũng mang tính rất khả quan.

5. Tăng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

UGC thường là những lời bình luận, bài viết, hình ảnh được đăng tải trên các nền tảng online, nơi mà thương hiệu có thể phản hồi một cách trực tiếp, công khai. Khách hàng sẽ cảm thấy doanh nghiệp thật sự quan tâm đến ý kiến của họ và doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng biết được khách hàng thực sự nghĩ gì về mình. Do đó, sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng được tăng lên đáng kể, giúp cả hai bên thấu hiểu nhau và mang đến giá trị cho nhau nhiều hơn.

6. Ảnh hưởng đến quyết định, hành động mua hàng

Nội dung do người tiêu dùng tạo ra kích thích quyết định mua hàng của những khách hàng mua sau. Họ sẽ không phải đắn đo, nghi ngờ nhiều khi chọn mua nếu đọc được những phản hồi tích cực về sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, ở mặt ngược lại, nếu khách hàng đọc được những phản hồi tiêu cực thì cũng sẽ khiến họ suy nghĩ lại quyết định mua hàng.

IV. Những loại User-Generated Content

– Dạng review: Review là dạng UGC phổ biến nhất với độ tin cậy cao, có thể được đăng tải trên đa dạng các kênh online như mạng xã hội, diễn đàn, trang thương mại điện tử,… Các bài review “có tâm” thường mô tả rất chi tiết, đầy đủ các khía cạnh khi họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Review có thể vừa có khen, vừa có chê, giúp cho mọi người nắm rõ các vấn đề một cách khách quan.

– Dạng blog posts: Blog post được tạo ra từ các blogger của rất nhiều mảng khác nhau, từ ẩm thực, du lịch, công nghệ, đến thời trang, sản phẩm hàng tiêu dùng,… Trong hàng loạt bài blog thì họ cũng thường chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có thể là miễn phí hoặc có phí. Thông thường các bài viết này cũng được quan tâm nhiều vì dễ dàng tìm kiếm trên Internet và có sự đánh giá, phê bình khá trung thực.

– Dạng bài chia sẻ kèm lời bình trên mạng xã hội: Ngày nay hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội, điển hình như Facebook, Instagram, Twitter, Tik Tok,… Các nền tảng này đều có tính năng cho phép người khác chia sẻ bài viết kèm theo bình luận riêng của mình. Dạng này cũng được rất nhiều người thực hiện vì thao tác nhanh chóng, dễ dàng, dễ truyền tải nội dung.

– Dạng bài chia sẻ kèm lời bình trên diễn đàn: Cũng giống như mạng xã hội, các diễn đàn (forum) cũng có tính năng chia sẻ bài viết kèm lời bình luận. Đây là hình thức chia sẻ nội dung rất phổ biến thời kỳ đầu có Internet. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người sử dụng và truy cập đã giảm đi đáng kể.

– Dạng nội dung cạnh tranh trên mạng xã hội: Cũng là một dạng nội dung trên mạng xã hội nhưng dạng này dễ gây sự chú ý hơn đối với người dùng. Những nội dung này có thể là sự tranh cãi của người dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hai hoặc nhiều thương hiệu. Sự tò mò sẽ khiến nhiều người dừng lại xem hoặc tham gia bình luận về thương hiệu.

– User Generated Content thể hiện qua hình ảnh, video: Người tiêu dùng hiện nay rất muốn xem hình ảnh thực tế của các sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang có ý định mua. Do đó, doanh nghiệp cũng thúc đẩy người dùng cung cấp phản hồi bằng hình ảnh, video trên nhiều phương tiện. Đặc biệt là các trang thương mại điện tử, ta có thể dễ dàng thấy rất nhiều đánh giá bằng hình ảnh, video được nhiều người quan tâm.

V. Vậy User-Generated Content có thực sự hiệu quả không?

Có thể khẳng định rằng User-Generated Content thực sự hiệu quả trong các chiến dịch Marketing hiện nay. Bằng chứng là các bài đăng trên mạng xã hội có kết hợp với nội dung của người dùng có tỷ lệ tương tác nhiều hơn so với các bài đăng thông thường. Theo một nghiên cứu, có đến 2/3 người tiêu dùng chủ động tìm kiếm các đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Và có đến hơn 70% người dùng cho rằng nội dung do người dùng tạo ra có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, hơn nhiều so với quảng cáo. Do đó, có thể thấy rằng Marketer có thể tận dụng UGC để thúc đẩy khách hàng trong bước quyết định mua hàng để mang lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp.

VI. Cách thúc đẩy người dùng tạo ra User-Generated Content

1. Khơi dậy mong muốn sở hữu sản phẩm

UGC là hình thức có thể khơi dậy mong muốn sở hữu sản phẩm của rất nhiều khách hàng nếu doanh nghiệp có thể biến nó thành xu hướng trên mạng xã hội. Hãy để khách hàng thoải mái chia sẻ các nội dung liên quan đến thương hiệu và sản phẩm, thường xuyên tương tác với họ kể cả khi họ không mua sắm. Khi càng có nhiều người nói về sản phẩm một cách tự nhiên thì sẽ thu hút được nhiều người khác tò mò và cũng mong muốn có được sản phẩm đó.

2. Xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Thúc đẩy được người tiêu dùng mua hàng lần đầu tiên là mục tiêu ngắn hạn và xây dựng lòng trung thành thương hiệu chính là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Bằng cách chia sẻ lại những nội dung mà người dùng tạo ra, doanh nghiệp sẽ khiến họ cảm thấy trải nghiệm của mình thật sự được quan tâm. Qua đó, họ sẽ yêu mến thương hiệu và muốn gắn bó với thương hiệu lâu dài hơn.

3. Tạo nên một thư viện nội dung đa dạng

Tùy vào từng nền tảng mà bạn nên tổng hợp lại các nội dung do người dùng tạo ra một cách đa dạng, dễ tìm kiếm. Để khi có nhu cầu, khách hàng có thể tìm thấy những đánh giá, feedback thực tế để ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Thư viện UGC cũng giúp tăng độ tin cậy đối với thương hiệu qua nhiều giao dịch có thật, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi mua hàng.

VII. Cách tối ưu User-Generated Content cho doanh nghiệp

1. Đặt mục tiêu cho chiến dịch User-Generated Content

Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể để biết được đích đến mà mình muốn đạt được. Đối với chiến dịch UGC cũng vậy, bạn phải biết được việc thúc đẩy người dùng tạo ra nội dung là để làm gì, có ích gì cho chiến dịch Marketing và cho doanh nghiệp. Khi đã định hình rõ mục tiêu là để tăng sự tin cậy thương hiệu, tăng tỷ lệ chốt đơn hay tăng độ tiếp cận khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập các chiến thuật chi tiết.

2. Chọn kênh tập trung thu thập User-Generated Content

Có rất nhiều kênh online mà bạn có thể sử dụng để thu thập User-generated Content như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, Google Maps, diễn đàn,… Tùy vào hành vi của khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn nên tập trung vào một số kênh để thu thập được những nội dung chất lượng.

3. Sử dụng User-Generated Content tốt nhất có thể

Sử dụng tốt nhất có thể UGC bằng cách truyền đạt rõ ý định của bạn đối với người dùng, giúp họ tạo ra đúng nội dung mà bạn mong muốn. Hãy thúc đẩy người dùng tạo ra càng nhiều nội dung đánh giá càng tốt, kể cả những phản hồi không tốt. Bởi vì có càng nhiều nội dung thì mức độ tin tưởng của mọi người đối với thương hiệu càng lớn và tính khách quan cũng cao hơn. Ngoài ra, bạn cần khiến cho những người đã đóng góp nội dung cảm thấy mình được công nhận và có được lợi ích nào đó. Điều này sẽ khiến mọi người có động lực để đóng góp một cách tích cực hơn trong tương lai.

4. Không ngừng hoàn thiện sản phẩm và chăm sóc khách hàng

Cuối cùng, yếu tố cốt lõi giúp cho chiến dịch UGC được thành công đó là chất lượng sản phẩm và quá trình chăm sóc khách hàng. Sản phẩm và cách chăm sóc khách hàng thật sự tốt thì mọi người mới tạo ra những lời khen chân thực, có sức ảnh hưởng đến các khách hàng khác. Bạn có thể nâng cấp, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình từ những góp ý hay lời chê từ khách hàng. Bên cạnh đó, phản hồi họ một cách lịch sự, khéo léo. Điều đó sẽ khiến người dùng dần có thiện cảm và tạo ra nội dung tích cực nhiều hơn.

Xem thêm:

– Content là gì? Cấu trúc bài viết và nghệ thuật xây dựng Content

– Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút

– Storytelling là gì? Nguyên tắc xây dựng Content Storytelling thu hút

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về User-Generated Content và cách sử dụng nó trong việc truyền thông và thu hút khách hàng của mình. Nếu thấy bài viết này bổ ích thì đừng quên chia sẻ hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nội_dung_do_người_dùng_tạo