1. UX Research là gì?
UX Research (Nghiên cứu UX) là quá trình nghiên cứu có hệ thống về người dùng và những yêu cầu của họ để lấy được những dữ liệu quan trọng, từ đó có thể đưa những context và insight thực tế nhất vào quá trình phát triển của sản phẩm. UX Researchers cần sử dụng rất nhiều phương thức nghiên cứu khác nhau để có thể bóc tách vấn đề và tìm ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Khi bạn thực hiện nghiên cứu UX, bạn sẽ có thể cung cấp cho người dùng những trải nghiệm, giải pháp tốt hơn — bởi vì bạn có thể khám phá chính xác những gì họ cần. Bạn có thể áp dụng nghiên cứu UX ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thiết kế. Các UX Researchers thường bắt đầu bằng các phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative Research), để xác định động cơ và nhu cầu của người dùng. Sau đó, họ có thể sử dụng các phương pháp định lượng (Quantitative Research) để đo lường kết quả của mình. Để thực hiện tốt nghiên cứu UX, bạn phải thực hiện cách tiếp cận có cấu trúc khi thu thập dữ liệu từ người dùng của mình. Điều quan trọng là sử dụng các phương pháp phù hợp với mục đích nghiên cứu của bạn và có khả năng cung cấp cho bạn thông tin rõ ràng nhất. Sau đó, bạn có thể diễn giải những data mình tìm được để thiết kế được những sản phẩm đúng insight của khách hàng hơn.
“I get very uncomfortable when someone makes a design decision without customer contact.”- Dan Ritzenthaler, Senior Product Designer at HubSpot
2. Các tập con của tập hợp UX Research
Qualitative research – Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp như phỏng vấn và nghiên cứu thực địa dân tộc học,… Bạn sẽ tìm hiểu sâu về lý do tại sao người dùng làm những gì họ làm (ví dụ: tại sao họ bỏ lỡ một lời kêu gọi hành động (call to action), tại sao họ cảm nhận như thế về một trang web).
Ví dụ: bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn với một số lượng nhỏ người dùng và đặt các câu hỏi mở để có những hiểu biết cá nhân về thói quen tập thể dục của họ. Một khía cạnh khác của nghiên cứu định tính là usability testing, để theo dõi phản ứng của người dùng. Bạn nên thực hiện nghiên cứu định tính một cách cẩn thận. Vì liên quan đến việc thu thập non-numerical data (ví dụ: ý kiến, động cơ, quan điểm,…), nên rất có thể ý kiến cá nhân của bạn sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc nghiên cứu.
Quantitative Research – Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp có cấu trúc hơn (ví dụ như: khảo sát, phân tích), bạn thu thập dữ liệu có thể đo lường được về những gì người dùng làm và kiểm tra các giả định bạn đã rút ra từ nghiên cứu định tính.
Ví dụ: bạn có thể đưa cho người dùng một cuộc khảo sát trực tuyến để trả lời các câu hỏi về thói quen tập thể dục của họ (chẳng hạn như: “Bạn tập bao nhiêu giờ mỗi tuần?”). Với dữ liệu này, bạn có thể khám phá các mẫu trong một nhóm người dùng lớn. Nếu bạn có một lượng mẫu người dùng thử nghiệm đại diện đủ lớn, bạn sẽ có một cách thống kê đáng tin cậy hơn để đánh giá số lượng người dùng mục tiêu. Dù là phương pháp nào, với thiết kế nghiên cứu cẩn thận, bạn có thể thu thập dữ liệu khách quan không thiên vị bởi sự hiện diện, tính cách hoặc giả định của bạn.
Tuy nhiên, chỉ dữ liệu định lượng không thể cho bạn những insights sâu sắc hơn về người dùng.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể chia UX Research thành 2 dạng nữa, đó là:
#1. Attitudinal – bạn nghe theo những gì người dùng nói – ví dụ như phỏng vấn
#2. Behavioral – bạn xem những gì người dùng làm thông qua các nghiên cứu quan sát
Kết hợp cả nghiên cứu định lượng và định tính cũng như kết hợp các phương pháp tiếp cận Attitudinal và Behavioral, bạn thường có thể có được cái nhìn rõ ràng nhất về một vấn đề trong UI UX design.
Biểu đồ dưới đây từ Nielsen Normal Group mô tả các phương pháp và hoạt động UX có trong các giai đoạn khác nhau của một dự án. Các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Tóm lại, UX Research đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó cho các bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những gì người dùng suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó giúp bạn xác định những nhu cầu, vấn đề thực tế nhất để từ đó quyết định điều gì nên được ưu tiên làm trước tiên, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho một dự án dù ngắn hạn hay dài hạn.
Tham khảo thêm các blog về UI UX tại đây nếu các bạn có hứng thú với lĩnh vực này nha.