Vải silk đang là chất liệu được dùng rất phổ biến hiện nay. Không những mang trên mình vẻ đẹp bóng bẩy sang trọng, nó còn được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như trang trí, thời trang, quảng cáo,… Vậy silk là vải gì? Ngoài các loại vải silk phổ biến như vải organza lụa, vải habutai, satin silk thì còn những loại vải khác hay không? Chất liệu này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về chất liệu cao cấp này nhé!
Silk là vải gì?
Đặc điểm chất liệu
Được làm từ các sợi tơ nhân tạo (một dạng khác của Polyester), vải này có một mặt bóng, mặt còn lại hơi nhám. Ngoài ra, chất liệu này còn rất mỏng và nhẹ, sờ vào rất mềm; chống nước khá tốt.
Quy trình để tạo ra những tấm vải silk rất công phu. Có thể nói, chất liệu vải silk là một trong những chất liệu đắt tiền so với các loại vải khác.
Các loại vải silk phổ biến
Vải silk được đa dạng hóa chất liệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng may mặc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải silk được liệt kê dưới đây.
Silk Satin
Vải lụa Satin được kỹ thuật đặc biệt là dệt vân đoạn. Nhờ vào kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt trên láng bóng ở mặt trên và bề mặt dưới thô mờ. Ngoài ra thì tùy theo loại tơ nên đặc điểm sợi vải có thể sẽ khác nhau. Cụ thể như độ thô, nặng, nhẹ, láng bóng hay, mềm mại giữa các loại sẽ khác nhau.
Vải Habutai Silk
Habutai (có nghĩa là mềm mại trong tiếng Nhật) là một trong những cách dệt trơn cơ bản nhất. Bề mặt vải Habutai mỏng manh và mềm mại gần giống vải chiffon. Nếu vải Chiffon có độ trong mờ thì vải Habutai khá đục nhẹ.
Bênh cạnh đó vải habutai mịn hơn và có nhiều màu sắc hơn voan, voan thì màu sắc đơn điệu còn Habutai sặc sỡ nhiều màu.
Vải Organza silk
Organza lụa có cấu trúc dệt như Taffeta . Mặc dù vải organza lụa cứng hơn Taffeta nhưng vải lại thưa và mỏng hơn, có thể nhìn xuyên qua lớp vải. Vải Organza lụa phần lớn sử dụng cho các sản phẩm may mặc, trang trí cho váy cưới hoặc đầm dạ hội. Độ cứng và đứng mình của vải Organza đem lại cho váy cưới vẻ đẹp độc đáo.
Vải silk cát
Thường xuất hiện trong vải voan cát họa tiết hay vải lụa chiffon. Vải có màu sắc đa dạng. Đây là một chất liệu thường dùng khi may áo dài. Khác với những loại silk thường thấy, vải silk cát có bề mặt hơi nhám, mỏng mềm và có độ rũ.
Silk Cotton
Được kết hợp từ cotton và lụa với tỷ lệ 10% tơ tằm và 90% cotton. Vải có vẻ ngoài mềm min. Có thể chống tĩnh điện và hầu như không nhăn.
Vải có độ thấm hút cực kì tốt và hoàn toàn lành tính với làn da. Màu sắc thì khá đa dạng. Tuy nhiên lại dễ phai màu và dễ bị xước trong quá trình mặc, giặt ủi.
Vải silk 100% (lụa tơ tằm)
Là loại vải có 100% tơ tằm tự nhiên. Đây là một trong những chất liệu phổ biến nhất của dòng silk và được xếp vào những chất liệu cao cấp nhất. Cho nên giá vải rất đắt đỏ. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng màu sắc hơi đơn điệu và ít họa tiết.
Twill Silk
Cấu trúc đan vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn và dày dặn. Độ rũ vải cao hơn vải habutai silk mà vẫn mát rượi, mềm mại. Vải Twill có độ bóng vừa, không bóng bẩy như satin cho nên phù hợp với mọi lứa tuổi.
Twist Silk (lụa hai da)
Đặc điểm của chất liệu này là 50% silk và 50% visco. Vì vậy vải có ánh sắc pha lẫn vào nhau rất đẹp khi ánh sáng chiếu vào. Với công nghệ dệt hiện đại, vải vừa mềm mại và bóng láng, vừa ít nhăn, dễ ủi và có độ bền cao.
Jacquard silk (vải lụa hoa)
Nhiều loại hoa văn được dệt chìm trên bề mặt vải. Các hoa văn này sử dụng kỹ thuật cao cấp để dệt chứ không dùng công nghệ in nên giá cả của nó cũng cao hơn so với vải silk trơn thông thường.
Ngoài các loại vải silk phổ biến trên thì còn có nhiều loại khác:
- Vải silk mặt bóng
- Vải silk Kate
- Patex silk
- Silk tuyết
- Tussah silk
Ứng dụng của vải silk
Trong kỹ thuật in ấn
Với tính năng đặc biệt in được trên cả mực nước và mực dầu, vải silk được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ in. Đặc biệt, khi in trên mực dầu thì màu lên mực cực kì đẹp, rất bóng và sáng. Do vậy mà chất liệu này được dùng rất phổ biến để in tranh nghệ thuật và các ấn phẩm quảng cáo.
- In tranh: Dùng một tấm tranh vải silk để trang trí trong nhà hay gửi tặng người thân là một ý tưởng rất hay vào các dịp đặc biệt.
- In tranh dán, treo tường: Một bức tranh đẹp được làm chất liệu cực tốt giúp cho không gian của bạn trở nên hoàn hảo hơn.
- In ấn phẩm trong quảng cáo: vải silk là chất liệu tốt nhất để in cờ treo, câu đối,… để quảng cáo cho các doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
- In phông nền: ứng dụng phổ biến vào các dịp lễ, Tết, hay các sự kiện lớn nhỏ.
- In băng đeo chéo trong những sự kiện lớn, cờ lưu niệm, giải thưởng sự kiện,…
- Làm băng rôn, cờ treo để cổ động trong các sự kiện, lễ hội.
Ứng dụng trong thời trang
Vải silk còn được gọi là vải lạnh 2 chiều hay 4 chiều. Là chất liệu thường dùng để may đồ thể thao, bikini,…bởi các ưu điểm trơn, láng; sờ vào cảm giác mát lạnh thoải mái. Độ bền của vải cao khó bị bị phai màu; không nhăn, dễ giặt sạch. Vải thấm rất ít nước và nhanh khô, thoát ẩm tốt. Chính vì vậy vải được dùng chủ yếu để may đồ thể thao.
Nhờ vào các ưu điểm nổi trội của vải, cơ thể người chơi thể thao sẽ nhẹ nhàng, dễ di chuyển. Đặc biệt không gây bết dính vào cơ thể khi ra mồ hôi nhiều.
Với chị em phái đẹp, chất liệu này rất phù hợp để may đầm, đồ ngủ,… với các kiểu dáng đơn giản. Bề mặt trơn láng và bóng mịn, mát khiến chị em rất thích.
Với cánh đàn ông thì vải thường được may đồ bộ nhiều hơn.
Với trẻ em thì vải silk thun lạnh được dùng để may áo ba lỗ hoặc đầm hai dây vì sự thoải mái, rộng rãi.
Đặc biệt các bậc trung niên sẽ yêu thích chất liệu này bởi những đặc tính đẹp, sang, bền, dễ dùng và dễ bảo quản của nó.
Tạm kết
Dù trong bất kì lĩnh vực nào thì vải silk luôn là một trong những chất liệu tốt nhất, cao cấp nhất và có tính ứng dụng cao được mọi người ưa chuộng. Hy vọng bài đọc này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích như silk là vải gì,… Ngoài ra, vải silk rất thích hợp để may đồng phục spa hay khách sạn để tăng thêm sự thanh lịch, sang trọng. Nếu bạn đang tìm một xưởng may uy tín để may đồng phục spa, đồng phục resort, đồng phục nhà hàng ,… thì hãy liên hệ ngay với May mặc Nadi theo số hotline 0916 23 28 23 để được tư vấn nhanh nhé!.