iTMS Coaching – Nơi bạn có thể tìm kiếm cho mình những khoá học từ căn bản đến nâng cao về Kiểm Thử Phần Mềm. Với sứ mệnh mang đến cơ hội cho tất cả mọi người, ở bất cứ đâu, chúng tôi luôn tạo điều kiện cho tất cả mọi người bằng việc tổ chức các chương trình đào tạo Tester online chất lượng từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam.Bạn đang xem: Validation là gì
Trong ngữ cảnh testing, 2 khái niệm trong kiểm thử phần mềm là Verification (Xác minh) và Validation (Xác nhận) được sử dụng rộng rãi nhưng chúng hay bị nhầm lẫn và thường được sử dụng thay thế cho nhau. Bây giờ chúng ta cùng xem xét qua từng khái niệm một và phân biệt sự khác nhau của chúng nhé.Bạn đang xem: Validate là gì
Verification là gì?
Verification là một quá trình đánh giá các sản phẩm làm việc trung gian của một vòng đời phát triển phần mềm để kiểm tra xem liệu rằng chúng ta có đi đúng hướng để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vậy câu hỏi ở đây là: Các sản phẩm trung gian là gì? Đó có thể bao gồm các tài liệu được tạo ra trong các giai đoạn phát triển như, đặc tả requirement, tài liệu thiết kế, thiết kế database, sơ đồ ER, các test case, traceability matrix … Đôi khi chúng ta có khuynh hướng bỏ qua tầm quan trọng của việc xem xét các tài liệu này nhưng chúng ta nên hiểu rằng tự mình rà soát lại có thể tìm ra nhiều điểm bất thường tiềm ẩn mà khi phát hiện hoặc sửa trong giai đoạn phát triển sau đó có thể rất tốn kém. Nói cách khác, cũng có thể khẳng định rằng verification là một quá trình để đánh giá các sản phẩm trung gian của phần mềm để kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng các điều kiện đặt ra trong khi bắt đầu một giai đoạn
Validation là gì?
Validation là quá trình đánh giá sản phẩm cuối cùng để kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ không? Hoạt động validation bao gồm smoke testing, functional testing, regression testing, systems testing etc… Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng xem qua ví dụ sau:
Xác MinhXác Nhận“Are you building it right?” (Bạn đang xây dựng nó phải không?)“Are you building the right thing?” (Bạn đang xây dựng là đúng đắn?)Đảm bảo phần mềm đáp ứng tất cả các chức năng.Đảm bảo các chức năng đáp ứng đúng với các hành vi dự định, có trong yêu cầu đã đề ra.Việc xác minh cần phải là đầu tiên và bao gồm việc kiểm tra tài liệu, code, v.v..Xác nhận xảy ra sau khi xác minh và phần chính liên quan đến kiểm tra tổng thể.Hoàn thành bởi Developer.Hoàn thành bởi Tester.Xem thêm: Lễ Tân Khánh Tiết Là Gì ? 5 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Khánh TiếtCó các hoạt động tĩnh vì bao gồm thu thập các đánh giá, hướng dẫn và kiểm tra xác minh một phần mềm.Là các hoạt động động vì bao gồm việc thực thi lại các yêu cầu của phần mềm.Là một quá trình khách quan và không quyết định chủ quan để xác minh phần mềmLà quá trình chủ quan và bao gồm các quyết định chủ quan về các thức hoạt động của phần mềm.
Verification và Validation theo các tiêu chuẩn khác nhau:
ISO / IEC 12207:2008:
Các hoạt động Verification • Xác minh yêu cầu: tham gia review các yêu cầu. • Xác minh thiết kế: tham gia đánh giá của tất cả các tài liệu thiết kế bao gồm HLD và LDD • Kiểm tra code: thực hiện review code • Xác minh tài liệu: kiểm tra hướng dẫn sử dụng và các tài liệu liên quan khác. Các hoạt động Validation • Chuẩn bị các tài liệu test requirement, test case và các thông số test khác để phân tích các kết quả test. • Đánh giá rằng yêu các test requirement, các test case và các thông số kỹ thuật khác phản ánh yêu cầu và phù hợp để sử dụng. • Test các giá trị biên, stress và các chức năng • Test các thông báo lỗi và trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào, ứng dụng sẽ kết thúc • Kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và phù hợp để sử dụng hay không.
CMMI:
Các hoạt động Verification • Thực hiện peer reviews. • Xác minh các work product được lựa chọn. • Chuẩn hóa quy trình bằng cách thiết lập các qui tắc để lên kế hoạch và thực hiện các bài đánh giá. Các hoạt động Validation • Xác nhận rằng các sản phẩm và các component của sản phẩm là phù hợp với môi trường. • Khi validation được thực hiện, nó được theo dõi và kiểm soát. • Rút ra bài học kinh nghiệm và thu thập thông tin cải tiến. • Thiết lập một quy trình nhất định.Xem thêm: Bài 11 Sgk Trang 74 Toán 8 Tập 1, Bài 11 Trang 74 Sgk Toán 8 Tập 1
IEEE 1012:
Mục tiêu của hoạt động Verification và Validation như sau:
Phát hiện và sửa lỗi sớmKhuyến khích và tăng cường sự can thiệp của quản lý vào bên trong qui trình và rủi ro sản phẩm.Cung cấp các biện pháp hỗ trợ đối với vòng đời phần mềm, nhằm tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu về schedule và budget
Kết luận
Các quy trình V & V xác định xem sản phẩm có hoạt động đúng yêu cầu và phù hợp với nhu cầu sử dụng không. Nói một cách đơn giản (để tránh nhầm lẫn), chúng ta chỉ cần nhớ rằng Verfification có nghĩa là hoạt động review hoặc kỹ thuật kiểm tra tĩnh và validation nghĩa là hoạt động thực hiện test thực tế hoặc kỹ thuật kiểm tra động.