Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc mà bất cứ khách đi Tour du lịch Trung Quốc cũng nên đến tham quan một lần. Thật vậy, Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về vị trí địa lý Vạn Lý Trường Thành – kỳ quan có một không hai này nhé!
1. Vị trí địa lý Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông Trung Quốc và kết thúc tại Mãn Châu phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Nằm trải dài trên 6 tỉnh từ Đông sang Tây của Trung Quốc, băng qua nhiều vùng đồng bằng, sa mạc hay những dãy núi cao chót vót, Vạn Lý Trường Thành vẫn nằm yên đó, vẫn cái nhìn uốn khúc cong cong như một con rồng với chiều dài 6.700 km.
Vạn Lý Trường Thành – ” Nghĩa địa dài nhất Trái Đất”
Vạn Lý Trường Thành hoành tráng là vậy nhưng để hoàn thành được nó, đã có hàng triệu người đã phải bỏ mạng nơi đây. Chỉ tính riêng trong thời Tần, để nối liền các bức tường riêng rẽ lại với nhau, nhà Vua đã phải huy động tới 300.000 quân lính và phải lao động cật lực trong vòng 10 năm.
2. Lịch sử của Vạn Lý Trường Thành
Bức tường thành nổi tiếng được xây đựng từ thế kỉ thứ 5 TCN đến thế kỉ 16 và được làm từ đất và đá. Bức tường này được xây dựng dưới yêu cầu của Tần Thuỷ Hoàng (một vị vua thời Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời chiến quốc).
Xây dựng công trình kiến trúc vĩ đại Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thanh bắt đầu được xây dựng từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (420TCN – 221TCN), các nước nhỏ đã độc lập xây dựng các tường thành ở phương bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì ông cũng đã liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn Lý Trường Thành.
Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII trước Công Nguyên.
Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động trùng tu.
3. Bí mật về Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ không gian bằng mắt thường như những lời đồn đại. Trước đây khi con người chưa thám hiểm không gian, nhiều người đã lầm tưởng Van Lý Trường Thành – với những đường nét to lớn trên bề mặt địa cầu – có thể nhìn thấy rõ từ Mặt Trăng. Tuy nhiên sự thật là bức tường thành này không thể nhìn thấy từ không gian bằng mắt thường hay máy ảnh, giống như so sánh nhìn một sợi tóc từ cách đó 3km vậy.
Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ
Vạn Lý Trường Thành cũng không phải là một bức tường thành dài liên tục: có tường bên, tường tròn, tường song song. Cũng có phần không có tường mà được thay thế bằng “thành lũy tự nhiên” tạo nên từ núi cao và sông ngòi. Vào thời Tần (221 – 206 trước Công Nguyên), bột gạo nếp được sử dụng như chất kết dính cho các viên gạch tạo nên tường thành.
Gạo nếp được dùng làm vữa
Du khách sẽ bị phạt khoảng 5000 tệ (17 triệu đồng) nếu bị bắt quả tang lấy gạch từ di tích Vạn Lý Trường Thành. Du khách đi du lịch nhớ là chỉ nên chụp ảnh lưu niệm ở đây chứ đừng mang gạch, các phần khác của tường thành mang về hay viết vẽ lên tường thành nhé. Nếu không bạn sẽ vô tình vướng vào những rắc rối không đáng có đấy.