Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI) (Nguồn: VCCI)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
VCCI có nhiệm vụ phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam đổi tên thành Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam nhưng giữ tên viết tắt VCCI.
Thông tin trên được ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết tại Đại hội đại biểu toàn quốc của cơ quan này sáng 31/12. Việc đổi tên này, theo ông, nhận được sự thống nhất cao từ các đại biểu nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo điều lệ năm 2016 và các điều lệ trước đó từ khi thành lập, VCCI có tên tiếng Việt là “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chữ “phòng” lại mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, trong đó có cách hiểu nhầm lẫn rằng đây là một bộ phận, một đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Vì thế, ban lãnh đạo VCCI cho rằng, tên gọi tiếng Việt của VCCI cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp. Việc này cũng nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban bí thư về việc đổi tên của tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ngoài đổi tên, điều lệ VCCI cũng cập nhật, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ liên quan tới vai trò tổ chức đại diện người sử dụng lao động của VCCI.
Trong nhiệm kỳ mới, tổ chức này xác định tầm nhìn là doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia thịnh vượng. Sứ mệnh được lựa chọn là liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp bền vững, văn minh, hội nhập và ngàn tập thế giới.
Tại đại hội, Ban chấp hành khóa VII được bầu chọn gồm 93 ủy viên, đại diện cho gần 200.000 doanh nghiệp, trên 220 hiệp hội doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc.
Các ủy viên đồng thời là các lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, trong đó có doanh nghiệp đầu ngành, với tổng doanh thu năm 2020 tương đương gần 100 tỷ USD, lợi nhuận ước khoảng 8 tỷ USD và lực lượng lao động trên 500.000 người.
Cơ cấu ban chấp hành khoá VII của VCCI (nhiệm kỳ 2021-2026, tỷ lệ %) Hiệp hội doanh nghiệp địa phươngTập đoàn tổng công ty Doanh nghiệp tư nhânVnExpress
So với cơ cấu Ban chấp hành khóa VI, tỷ lệ đại diện doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng 2%, tăng tỷ lệ đại diện doanh nghiệp tư nhân.
VCCI được cộng đồng kinh doanh quốc tế đánh giá là một trong những Phòng Thương mại và Công nghiệp năng động nhất trong các nền kinh tế đang phát triển và là một đối tác mạnh trong cộng đồng các Phòng Thương mại – Công nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư trên thế giới.
Qui định về VCCI
Cơ cấu tổ chức
VCCI bao gồm các cơ quan sau:
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường trực.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các đơn vị chuyên trách; các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; các tổ chức trực thuộc; các tổ chức khác do VCCI thành lập theo quy định của pháp luật.
Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. VCCI hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật Việt Nam.
2. VCCI chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. VCCI được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Tự nguyện, tự quản;
b) Hiệp thương dân chủ;
c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. VCCI là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu, tài khoản riêng.
2. VCCI đặt trụ sở chính tại Hà Nội.
Chức năng
1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế;
2. Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; xúc tiến, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp.
Cơ chế tài chính, tài sản
1. VCCI có tài sản và tài chính độc lập và hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.
2. Tài sản của VCCI bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tài sản được hình thành hợp pháp khác.
Nguồn thu
VCCI hình thành từ các nguồn sau:
1. Phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp;
2. Các khoản thu từ hoạt động của VCCI, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức khác của VCCI;
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
4. Các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
5. Các khoản thu hợp pháp khác
Dịch vụ thành lập công ty ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc Đăng ký giấy phép kinh doanh Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình Dịch vụ ly hôn Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn Dịch vụ kế toán Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật Dịch vụ kiểm toán Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác Dịch vụ làm hộ chiếu Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin