Nếu bạn là người chuyên nghiên cứu hay thường xuyên sử dụng tiếng Anh thì có thể sẽ quen thuộc với từ vibration (tạm dịch là sự rung động). Sau nhiều thay đổi và phát triển của công nghệ thông tin mà từ vibe dần được tách ra và sử dụng độc lập. Có một số ý kiến cho rằng tư vibe được sử dụng rộng rãi sau khi bài hát Good Vibrations ra đời năm 1966 do Beach Boy thể hiện.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực âm nhạc, từ vibe cũng được dùng thường xuyên. Cụ thể, khi sử dụng nhạc cụ, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ là Vibraphone, được hiểu là hiệu ứng rung.
3. Lý do vibe càng ngày càng phổ biến?
Trong tiếng Anh, từ vibe cũng thường được thay thế bằng mood. Tuy ý nghĩa của cả hai từ đều có vẻ giống nhau nhưng mood lại chủ yếu thể hiện xúc cảm từ bên trong. Ngược lại, vibe lại đề cập đến cách những yếu tố bên ngoài tác động để tạo nên cảm xúc. Do đó mà theo một số quan điểm thì từ gần nghĩa nhất của vibe có lẽ là aura.
Năm 2019, 2 meme “Just vibing” và “vibe check” trở nên phổ biến ở cộng đồng Twitter và Tumblr. “Just vibing” dùng để miêu tả cảm giác thoải mái và “chill” với không khí xung quanh.
Vào năm 2019, 2 meme ảnh chế “Just vibing” và “vibe check” bỗng trở nên phổ biến, nhất là trên nền tảng Twitter và Tumblr. Trong đó:
- “Just vibing” được tạo ra với mục đích miêu tả cảm giác thoải mái nhờ bầu không khí xung quanh.
- “Vibe check” lại giống như một lời kêu gọi để mọi người cùng hưởng ứng phong trào kiểm tra mức năng lượng của từng cá nhân.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng phát biểu rằng “Mọi thứ trên thế giới đều là sự rung động”. Luật hấp dẫn cũng chính là dựa trên câu nói này mà hình thành. Nhiều người tin rằng nếu chúng ta dành càng nhiều rung động của mình cho một điều gì đó thì chắc chắn sẽ được hồi đáp.
Tuy lực hấp dẫn chỉ là một lối tư duy và chưa có tính chính xác cao nhưng không ít người vẫn tin vào nó. Từ đó hình thành nên những thuật ngữ mới, điển hình là “good vibe” và “bad vibe”. Các cụm từ này dùng để chỉ sự vật, hiện tượng ảnh hưởng đến cảm xúc theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
Sau nhiều quan sát và trải nghiệm thì người ta đã tìm ra công thức để sử dụng từ vibe một cách đúng nhất:
- Sự vật/sự việc/tính từ miêu tả + vibe
- Ví dụ: summer vibes, morning vibes, Christmas vibes,…
4. Các thuật ngữ về vibe phổ biến nhất
4.1. Summer vibes
Mùa hè là lúc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp cụm từ summer vibe nhất. Khi nhắc đến thuật ngữ này, người nói đang muốn biểu lộ sự thích thú và phấn khích mỗi khi hạ đến.
Đặc biệt hơn, đối với những ai thích đi du lịch vào dịp này chắc chắn sẽ phải thốt lên từ summer vibe khi đứng trước cảnh đẹp thiên nhiên. Summer vibe giờ đây không chỉ là một từ ngữ vô tri nữa mà nó như gắn liền với bãi cát vàng, ánh nắng chan hòa, nước biển xanh trong hay những lễ hội vui vẻ.
4.2. Morning vibes
Hiểu theo nghĩa đen thì morning vibes dùng để chỉ sự tràn đầy năng lượng của một ai đó vào buổi sáng. Từ này cũng được dùng rộng rãi và không nhất thiết phải đóng khung trong buổi sáng. Bạn có thể sử dụng morning vibes để khen ai đó vì sự tươi tắn, yêu đời và lạc quan của họ.
4.3. Christmas vibes
Người phương Tây, đặc biệt là tín đồ Thiên Chúa giáo cực kỳ xem trong lễ Giáng Sinh hằng năm. Chính vì vậy mà ngay từ đầu tháng 12, mọi người đã dành nhiều thời gian để trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón Noel. Cụm từ Christmas vibes từ đó cũng xuất hiện để chỉ về không khí nô nức này.
4.4. Good vibes và Bad vibes
Good vibes và Bad vibes là hai cụm từ khá dễ hiểu nếu bạn nắm được nghĩa của từ vibe. Theo đó, vibe đã mang nghĩa là cảm xúc, tâm trạng hoặc không khí. Vậy khi đi với Good thì nó sẽ thể hiện sự vui vẻ và tích cực. Ngược lại Bad vibe sẽ được dùng để chỉ sự mệt mỏi và chán chường.
4.5. Good vibes only
Trong cuộc sống mọi tình huống đều có thể xảy ra và chúng ta không phải lúc nào cũng gặp được chuyện tốt. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có quyền lựa chọn thái độ đối diện.
Theo đó, phong cách Good vibes only được nhiều người hưởng ứng. Họ quan niệm rằng, vui cũng hết một ngày, buồn cũng hết một ngày, vậy tại sao lại không chọn vui.
Good vibes only là cách để ai đó thể hiện rằng bản thân là người lạc quan và muốn lan tỏa năng lượng tích cực cho mọi người. Tuy vậy, đôi khi Good vibes only cũng chỉ được dùng để che giấu đi những nỗi buồn thầm kín bên trong của ai đó.
4.6. Catch the vibe
Catch the vibe có thể được hiểu như một khả năng nhiều hơn là hành động. Những ai có thể Catch the vibe biểu hiện rằng họ sở hữu chỉ số EQ cao. Chỉ bằng một vài hành động, cử chỉ và lời nói, họ đã đoán được tâm trạng của ai đó.
4.6. Weird vibes là gì?
Weird vibes là cụm từ thường được dùng để miêu tả cảm xúc kỳ lạ khi bạn đối diện với ai đó. Người này có thể để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn thông qua vẻ bên ngoài hoặc tính cách. Bên cạnh đó, Weird vibes cũng giống như một linh tính báo hiệu bạn cần chuẩn bị tâm lý để đón chờ điều gì đó sắp xảy đến.
5. Các ý nghĩa đa dạng của từ “vibe”
5.1. Vibe là gì trong kinh doanh?
VIBE là thị trường VR đầu tiên trên thế giới lấy nền tảng là Crypto. VIBE được đánh giá cao là vì có thể giúp người sáng tạo nội dung kiếm tiền trực tiếp trên sản phẩm của họ. Hiện nay, nếu các đồng xu VR khác tạo điều kiện cho người dùng kiếm tiền từ sản ảo thì VIBE lại mang đến nền tảng trải nghiệm xu VR cực kỳ tiện lợi.
5.2. Vibe là gì trong Kpop?
Kpop được xem là một thị trường âm nhạc lớn nhất châu Á và có tầm ảnh hưởng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong Kpop, người ta dùng vibe để miêu tả những xu hướng thời trang, điệu nhảy, cách make up,… mà idol Kpop xây dựng.
5.3. Vibe là gì trong âm nhạc?
Trong sáng tác âm nhạc, vibe chính là điều mà bất cứ người sáng tác nào cũng phải quan tâm đầu tiên. Bạn phải xác định được vibe của toàn bài hát rồi mới tìm cách phối khí cho nó. Vibe sẽ giúp bài khiến người nghe rung cảm rồi sau đó mới đến ca từ.
>> Xem thêm:
- Toxic là gì? Những biểu hiện thường gặp ở một người Toxic
- Si tình là gì? 8 biểu hiện của một người si tình điển hình nhất
Lời kết
Trên đây là tất tần tật thông tin về vibe là gì mà Vua Nệm tổng hợp được. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có thể tự tin sử dụng từ vibe trong những cuộc đối thoại.