VietGAP là gì? Giấy chứng nhận VietGAP

Vietgap là gì

VietGAP là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

VietGAP là gì?

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản xuất.

VietGAP là Bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.

VietGAP là gì?

Phân loại VietGAP

VietGAP được chia thành 3 nhóm:

  • VietGAP trồng trọt: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…
  • VietGAHP chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…
  • VietGAP thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

Điều kiện để đạt giấy chứng nhận VietGAP là gì?

Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:

Thứ nhất: về kỹ thuật sản xuất.

Thứ hai: tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

Thứ ba: tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

Thứ tư: truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Quy trình tư vấn chứng nhận VietGAP tại Chất lượng Việt

BƯỚCNỘI DUNG CÔNG VIỆCTRÁCH NHIỆMChủ trìHỗ trợBước 1Khảo sát điều kiện ban đầuChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 2Lấy mẫu kiểmChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 3Đào tạo nhận thức VietGAPChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 4Xây dựng hệ thống tài liệuChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 5Ban hành và áp dụng thửDoanh nghiệpDoanh nghiệpBước 6Đào tạo đánh giá nội bộChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 7Thực hiện đánh giá nội bộChất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 8Khắc phục (nếu có)Chất Lượng ViệtDoanh nghiệpBước 9Đăng ký chứng nhận VietGAPDoanh nghiệpChất Lượng ViệtBước 10Đánh giá và cấp giấy chứng nhậnChất Lượng ViệtDoanh nghiệpHằng nămĐánh giá giám sát định kỳ 12 tháng 1 lầnChất Lượng ViệtDoanh nghiệp

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực bao lâu?

Chứng nhận VietGAP có hiệu lực là 3 năm kể từ ngày cấp.

Trong 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát quá trình thực hành áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP của doanh nghiệp. Giám sát định kỳ 12 tháng 1 lần.

Lợi ích từ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào bảo đảm chất lượng nên sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra, sẽ giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.
  • Giảm bớt đi chi phí cũng như thời gian kiểm tra mẫu đầu vào khi nguyên liệu đã bảo đảm.
  • Giảm nguy cơ cấm nhập khẩu, hoặc kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo dư lượng hóa chất.

Đối với nhà sản xuất

  • Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn các vấn đề trong sản xuất liên quan đến ATTP.
  • Áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
  • Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Đối với người tiêu dùng

  • Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đây cũng là mục tiêu chính của VietGAP.
  • Chất lượng và giá thành sản phẩm luôn ổn định.
  • Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Đối với xã hội

  • Đây là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm nông sản tại Việt Nam.
  • Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
  • Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.